Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDp ổn định với mức trung bình khoảng 7%/năm. Cùng với chính sách mở cửa, Việt Nam đã và đang thu hut được nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước va trực tiếp của nước ngoài tham gia đầu tư phát triển trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực BĐS. Nhiều dự án trong lĩnh vực nhà ở, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều khu đô thị mới với hệ thống hạ tầng đồng bộ đã và đang được đầu tư xây dựng, làm thay đổi bộ mặt đô thị. Đặc biệt, việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã tạo bước ngoặt quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, đồng thời mang lại nhiều cơ hội cho thị trường BĐS Việt Nam phát triển.
Theo chiến lược phát triển đô thị của Việt Nam, diện tich đất đô thị sẽ tăng từ 325.000 ha hiện nay lên đến 450.000 ha vào năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa hiện nay là 28%, dự kiến sẽ đạt khoảng 50% vào năm 2025. Nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là nhà ở đô thị để đáp ứng cho số dân đô thị là rất lớn. trung binh hàng năm, Việt Nam cần phải phát triển thêm khoảng 37,5 triệu m2 nhà ở. Bên cạnh đó, nhu cầu về văn phòng, căn hộ cho thuê, khách sạn và công trình thương mại cũng đang tăng nhanh, nhất là nhu cầu về văn phòng loại A, B, căn hộ cao cấp cho thuê, khách sạn 3-5 sao tại các đô thị lớn. Đặc biệt, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, Việt Nam đang thu hút sự quan tam của các Tập đoàn bán lẻ hàng đầu trên thế giới, cũng làm tăng nhu cầu về các công trình dịch vụ thương mại, siêu thị. Các khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao cũng đang có nhu cầu phát triển. Theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tới năm 2020, cả nước dự kiến cần khoảng 161.600 ha đất để xây dựng khu công nghiệp và cụm cong nghiệp, tăng hơn hai lần so với năm 2007. Riêng nhà xưởng cho thuê ở Hà Nội và Tp.HCM cho nhu cầu của cac doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện mới đáp ứng được 30%. Tất cả các yếu tố đó đa góp phần làm cho thị trường BĐS tại Việt Nam trở nên sôi động và hấp dẫn. Nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh sự phát triển của thị trường BĐS Việt Nam, tạo điều kiện cho các nhà doanh nghiệp, các địa phương, các nhà đầu tư trong và ngoài nước mở rộng các dự án và đầu tư xây dựng về nhà ở, Bộ Xây dựng đã ban hành va trình Chính phủ ban hành nhiều cơ chế chinh sách để phát triển thị trường BĐS, góp phần hình thành một thị trường BĐS lành mạnh. Đặc biệt, các Quyết định số 65, 66, 67 và 167/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên, công nhân lao động tại cac khu công nghiệp, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và hỗ trợ cho hộ nghèo về nhà ở đã tạo điều kiện và góp phần thúc đẩy phát triển quỹ nhà ở cho xã hội. |
“LUÔN ĐIỀU CHỈNH ĐỂ THỊ TRƯỜNG PHÁT TRIỂN LÀNH MẠNH”
1
Bài trước