Một khu căn hộ ở Phú Mỹ Hưng, TP.HCM, nơi có khá nhiều người nước ngoài thuê – Ảnh: H.TR |
Dự thảo sửa đổi điều 126 của Luật nhà ở lần này mở rộng hơn về đối tượng được sở hữu nhà ở tại VN so với quy định hiện hành, cụ thể là mở rộng cho các trường hợp: người có quốc tịch VN (không phân biệt là nhà văn hóa, nhà khoa học hay người đầu tư…), nhà khoa học, nhà văn hóa (không cần điều kiện trở về làm việc thường xuyên tại VN như quy định hiện hành), người có kỹ năng đặc biệt mà VN có nhu cầu, người kết hôn với công dân VN ở trong nước và người được cấp giấy miễn thị thực vào VN.
Xung quanh vấn đề này, có ý kiến cho rằng việc mở rộng đối tượng người VN định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại VN như ban soạn thảo quy định rất rộng, không hợp lý, vì sẽ tác động làm tăng giá nhà ở trong nước, gây khó khăn cho những người chưa có nhà ở.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật nhà ở và điều 121 của Luật đất đai năm 2003 nhằm làm rõ những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu nhà ở tại VN của người VN định cư ở nước ngoài. Việc sửa đổi luật bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ.
Ông cho rằng thực tế có nhiều trường hợp người VN định cư ở nước ngoài đã nhờ người thân mua nhà và đứng tên hộ quyền sở hữu nhà ở hoặc mua bán trao tay, ảnh hưởng đến nguồn thu của Nhà nước, làm phát sinh các tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở giữa các bên. Cần làm rõ các đối tượng cư trú nào thì được sở hữu nhà…
Theo TTXVN, Tuổi Trẻ