Mới đó, mà nay đã 20 năm có dư, độ ấy chúng tôi gặp chị nấu ăn cho nhà khách Sông Đà tại số 20 phố Lê Lợi (TP Pleiku – Gia Lai). Yaly thuở ấy chưa có đường nhựa, rừng, suối, thác, ghềnh còn sự hoang sơ. Trước khi theo chân những người thợ Sông Đà vào đánh thức dòng thác huyền thoại Yaly để làm ra ánh sáng, mọi người đều được dừng lại ăn, nghỉ và trang bị đồ bảo hộ cho cuộc hành trình.
Tại nhà khách này, điều mà người ghi lại câu chuyện này muốn kể về một gia đình người thợ mà cả nhà họ gần một chục người đều đang sống, lao động trong một mái ấm khổng lồ, đó là nhà Sông Đà. Chị Nguyễn Thị Thanh quê gốc ở quê lúa Thái Bình năm xưa đã cùng người anh ruột vào làm thủy điện Hòa Bình từ năm 1983 đến năm 1989 khi thủy điện Sông Đà mới chuẩn bị lắp thiết bị, tổ máy số 1 thì chị đã vào Tây Nguyên đợt đầu để phục vụ cho đoàn quân đi chinh phục Yaly. Chồng chị anh Phạm Văn Thái Cty Thủy công cơ giới Hòa Bình cũng đã chuyển vào Cty Sông Đà 4 đóng quân ở Pleiku đảm nhận thi công các công trình Sesan 3, Sesan 4, Iagrai và An Khê Kalak.. Hai người con gái là Phạm Thu Huyền và Phạm Lệ Quyên đều sinh ra trên đất Tây Nguyên, đi học từ năm lớp 1 cho đến ngày đi học đại học, hai anh chị mới chuyển ra Bắc. Hiện nay con đầu anh chị là Phạm Ngọc Tuấn đã làm Giám đốc chi nhánh Sông Đà 2 chỉ huy thi công một hạng mục quan trọng tại công trình thủy điện Nậm Chiến, một con gái thứ hai cùng với cậu rể thứ đều dắt nhau lên Sơn La và mỗi đứa một nghề một việc nhưng cùng làm nghề xây dựng thủy điện trong ngành của Sông Đà. Đầu năm 2009 vừa qua khi cô út tốt nghiệp ĐH Kinh tế, Phạm Thị Lệ Quyên cũng lại đầu quân công tác tại phòng đầu tư một DN xây dựng cùng với hai người anh con ông bác ruột. Chị Thanh không hề lăn tăn khi chúng tôi hỏi “ Điều gì khiến cả nhà chị đều làm cùng một ngành xây dựng Thủy điện ?”. Chị tâm sự chân thật: Sông Đà là mái ấm thân thương bằng cả tấm lòng tình nghĩa qua mấy chục năm già nửa đời người vợ chồng tôi gắn bó, mà sự phát triển vững chãi, sự phồn vinh đang tiếp tục diễn ra huy hoàng ở phía trước, khi Sông Đà trở thành Tập đoàn công nghiệp hùng hậu sẽ là điểm tựa tin tưởng cho các con cháu tôi mai sau. Đó là câu chuyện sau hai thập niên gặp lại bởi bữa trưa 21/6 vừa qua kỷ niệm 84 năm ngày báo chí Việt Nam, nhân buổi gặp mặt của lãnh đạo TCty Sông Đà với một số nhà báo chuyên đề của ngành. Không ra khách sạn, không bàn tiệc linh đình sang trọng nhưng bữa liên hoan ấm cúng thân mật, ngon lành đã diễn ra ngay tại nhà ăn tập thể TCty. Tôi nhận ra chị, chị Nguyễn Thị Thanh, nhà khách số 20 Lê Lợi – Pleiku 20 năm về trước. Chị được TCty điều về đây ngót chục năm, làm tổ trưởng một bếp ăn tập thể gồm nhiều phòng ban, các cơ quan trực thuộc xung quanh TCty. Những năm đầu chỉ phải nấu một, hai nồi cơm phục vụ trên dưới 100 người, hai năm lại đây nhà ăn đông kín đến trên 300 suất ăn được gọi đăng ký mỗi ngày. Số người biên chế 6 người theo quy định của văn phòng TCty. Việc phục vụ cho 300 người ăn, chưa kể khách đặt tiệc, khách cơm hộp, công việc thật bận rộn, vất vả, nhọc nhằn nhất là mùa nắng nóng. Bốn năm qua bếp ăn của chị Thanh đã tiếp nhận gần 20 chục lượt cho các sinh viên có nhu cầu làm thêm, cải thiện với mức lương 50.000đ/1 buổi ca trưa (hoặc nấu, hoặc chạy bàn, hoặc giao cơm hộp). Gần 10 năm qua, bếp ăn này đã trở thành địa chỉ tin cậy, uy tín, an toàn cho các bữa ăn của tập thể công nhân viên chức khu vực Thanh Xuân – Hà Nội. Chính vì thế mà nhiều cơ quan, đơn vị, hoặc lãnh đạo TCty tin tưởng giao cho nhà ăn chị Thanh tổ chức những bữa tiệc đãi khách gọn nhẹ đạt nhiều tiếng khen của khách. Nhân ngày gia đình Việt Nam (28/6), xin chúc cho gia đình chị Thanh, anh Thái đạt điều như ý và sống hạnh phúc trăm năm. |
Một gia đình cùng làm việc trong mái ấm Sông Đà
2
Bài trước