ðô thị hóa đã và đang trở thành một xu hướng phát triển của xã hội, việc xây dựng các khu dân cư phát triển về kinh tế – văn hóa, với đời sống vật chất của mọi người từng bước được nâng cao, vừa giữ được nét đẹp của truyền thống văn hóa, vừa bổ sung thêm các yếu tố mới trở thành một vấn đề cần hết sức quan tâm. và, câu chuyện ở bản ðêu có thể được xem như là một minh chứng cho điều này. một cách bảo vệ rừng qua lần đến bản ðêu (xã nghĩa an, thị xã nghĩa lộ, yên bái) công tác, tôi gặp một chuyện rất đáng ngạc nhiên. chẳng là có một gia đình trong bản sắp tổ chức đám cưới cho con, nên mấy người phụ nữ trong gia đình này được giao nhiệm vụ đi lấy củi. họ nhặt cành củi khô và tỉa cả những cành cây tươi trong rừng cây tái sinh mới trồng. một người dân trong bản phát hiện ra và báo cho lực lượng công an xã. các đồng chí công an xã yêu cầu hai người phụ nữ mang mấy bó củi về sân ủy ban chờ xử lý. mà cơ sở để xử lý các sự cố này là các quy định của xã, bản do chính người dân góp ý kiến xây dựng, để trở thành nguyên tắc chung. theo đó, người nào chặt củi tươi sẽ phải nộp phạt theo mức từ 50.000 đồng trở lên, tùy theo mức độ vi phạm mà có thể nộp nhiều hay ít. bước tiếp theo là viết một bản cam kết sẽ không tái phạm. bước cuối cùng là phát thanh trên loa bằng cả hai tiếng thái và tiếng phổ thông để mọi người trong xã được biết ai đã chặt phá cây rừng, làm trái lại với các quy định của bản, của dòng họ… tôi quan sát thấy hai người phụ nữ có vẻ mặt rất lo lắng. họ nói với nhau bằng tiếng thái và hỏi phó chủ tịch xã điều gì đó. tôi thấy người cán bộ xã nói lại với vẻ mặt khá nghiêm túc, trong câu nói có từ “công an”. hỏi đi hỏi lại mới biết, hai chị đang cố gắng xin để không bị nêu tên trên loa phát thanh. họ rất xấu hổ vì hành vi của mình. vậy là câu chuyện người dân ở các bản trong xã nghĩa an đi lấy củi làm chất đốt cho gia đình vốn là việc bình thường, lại trở thành không bình thường đối với việc bảo vệ gần 600 ha rừng mới trồng, rừng tái sinh, rừng phòng hộ… vì ở nghĩa an có quy định chỉ được nhặt cành củi khô và khi nào được tỉa bớt cành tươi thì người dân mới được tỉa về đun. một quy định có vẻ quá tỉ mỉ và khó thực hiện nhưng đã được người dân thực hiện một cách nghiêm túc, thậm chí là không một lời phàn nàn. phó chủ tịch xã nghĩa an vì ngọc chình, cho tôi biết: – sở dĩ xã nghĩa an chúng tôi giữ được hơn 600 ha rừng và là xã có diện tích rừng trồng lớn nhất khu vực cũng vì sự nghiêm khắc của cán bộ và tinh thần chấp hành nghiêm túc quy định bảo vệ rừng của bà con, trước hết là dựa vào những quy chế, hương ước trong từng gia đình, từng bản, từng dòng họ… xã nghĩa an sáp nhập vào thị xã nghĩa lộ từ năm 1995, toàn xã có tám thôn, bản và 95% dân số là người dân tộc thái. so với sự phát triển chung, tốc độ đô thị hóa ở nghĩa an chưa nhiều. cuộc sống của nhân dân còn gắn kết với những giá trị truyền thống, nên sinh hoạt nói chung không bị thương mại hóa, các loại dịch vụ chưa làm ảnh hưởng đến đời sống vốn rất thuần khiết và bình lặng. tuy thế, nghĩa an lại được coi là xã có thu nhập bình quân theo đầu người cao. mặc dù là ở miền núi, vùng cao nhưng người dân nơi đây ít khi thiếu ăn, thiếu mặc. hầu như gia đình nào cũng có một con trâu hoặc một con bò chăn nuôi lấy thịt hoặc làm sức kéo. hợp tác xã giúp dân hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ ở nghĩa an được thành lập từ năm 1995, sau khi tách ra khỏi xã tân an, là một trong hai hợp tác xã còn lại của tỉnh bởi sự tin tưởng của người dân và hoạt động hiệu quả của hợp tác xã. nhờ hợp tác xã mà những người nghèo không bị đói ăn, thiếu bữa lúc giáp hạt, người bị ốm đau, bệnh tật được giúp đỡ tiền để chữa bệnh; vào ngày tết, người nghèo đều có tết… theo phó chủ tịch ubnd xã vì ngọc chình, hiện số thóc trong kho của htx nghĩa an đã lên tới 300 tấn. con số này sẽ còn tăng lên theo từng vụ lúa. từ đó hợp tác xã có điều kiện tốt trợ giúp được nông dân trong việc phát triển nông nghiệp, xây dựng kinh tế và đời sống văn hóa thôn, bản ngày càng phong phú. theo số liệu thống kê của xã, thu nhập bình quân của các hộ gia đình đã đạt hơn bảy triệu đồng/năm, hiện nay, xã còn 30% số hộ nghèo theo chuẩn mới (thu nhập dưới 200 nghìn đồng/tháng). tuy nhiên, với sự giúp đỡ hiệu quả của hợp tác xã, đời sống bà con rất ổn định, các tệ nạn xã hội không có cơ hội nảy sinh. từ nguồn vốn 900 tấn thóc sau khi tách ra từ xã tân an, ban chủ nhiệm hợp tác xã nghĩa an đã có một kế hoạch thiết thực, cụ thể để gây thêm quỹ, đồng thời vẫn giúp được bà con trong lúc khó khăn, bằng cách cho vay thóc theo vụ, từ vụ trước đến vụ sau được tính lãi thấp. vay 100 kg thóc trong thời hạn dưới tám tháng chỉ phải trả lãi 20 kg, rẻ hơn rất nhiều so với vay lãi bên ngoài. ðối với các gia đình gặp khó khăn, hợp tác xã bán chịu các loại vật tư nông nghiệp, như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu… không chỉ có thế, những gia đình có con đi học, có việc phải sử dụng đến tiền, đều có thể vay thóc của hợp tác xã để trang trải. ngoài sự phát triển của hợp tác xã mà người dân coi như là “ngân hàng” của mình, thì các thôn, bản, các dòng họ cũng có những quỹ riêng để làm nhiều việc hữu ích khác. cùng với các quỹ này, mỗi thôn, bản cũng có những quy chế, quy định về việc bản, việc thôn và yêu cầu mọi người đều phải nghiêm chỉnh chấp hành. nghĩa an là một xã không có trường hợp khiếu kiện vượt cấp, ðảng bộ nghĩa an đã 13 năm liền đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh. sở dĩ có được điều này là nhờ sự hết lòng vì nhân dân của đội ngũ cán bộ xã. ngay như chuyện trong một thôn, bản có xảy ra mất trộm, người dân cũng sẽ lên bản, lên xã báo cáo về sự việc để có biện pháp giải quyết. vì thế đội an ninh cũng phải tuần tra nhiều hơn, kỹ hơn để người dân không bị kẻ xấu xâm phạm. duy trì hương ước và quy định của các dòng họ ở nghĩa an, người dân được tạo điều kiện để tìm hiểu về luật pháp và chấp hành khá nghiêm túc. các thôn, bản đều có quy định riêng, nếu người nào ăn trộm mà bị phát hiện, dù chỉ là những vật dụng rất nhỏ, thì cũng bị kiểm điểm, phải viết giấy cam đoan và đọc trong cuộc họp của thôn, bản, nếu tiếp tục phạm tội sẽ bị xử lý nặng hơn. không những thế, tên, tuổi người ăn trộm còn được thông báo trên loa cho cả bản, cả xã nghe. bà con người thái vốn rất tự trọng, giữa các dòng họ trong thôn, bản cũng rất nghiêm khắc và thường nhìn nhau để sống cho tốt. nên, nếu trong dòng họ, trong gia đình có ai đó lỗi lầm thì họ ấy, gia đình ấy rất xấu hổ với họ khác, gia đình khác. do vậy trong thôn, bản không có chuyện bao che cho con cái hoặc người thân làm việc xấu. thậm chí, nếu gia đình nào đó phát hiện con em mình làm việc xấu mà giáo dục không được thì sẽ lên xã báo công an để công an có biện pháp giúp đỡ. thông thường, các trường hợp mắc sai phạm trong thôn, bản đều do người trong gia đình, dòng họ thông báo với chính quyền trong các cuộc họp giao ban. chính sự giám sát giữa các gia đình, các dòng họ cũng như người dân giám sát cán bộ một cách chặt chẽ khiến cho tệ nạn xã hội và những điều xấu không thể len lỏi đến cuộc sống của bà con người thái thuần phác ở nơi này. ðặc biệt, để người dân yên tâm làm ruộng và phát triển nghề phụ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời vẫn có thể chăn nuôi được đại gia súc mà không mất quá nhiều công sức, xã đã quy hoạch bãi chăn thả với những khu đồi rộng hơn 300 ha, có cỏ mọc bốn mùa. hàng nghìn con dê, trâu, bò của nhân dân cả xã được chăn thả chung. xã cắt cử hai gia đình trông nom đàn gia súc này để không đi sang vùng đất của địa phương khác. chính vì biết quy hoạch bãi chăn thả, nên các năm trước, dịch lở mồm long móng trên gia súc hoành hành khắp nơi thì tại nghĩa an không một con trâu, bò nào bị chết vì dịch. cũng chính vì sự quy hoạch và chăm sóc tốt như thế, mà vụ rét năm ngoái, do ứng phó kịp thời, nên số lượng trâu, bò của xã bị chết rét cũng không đáng kể. tạo điều kiện cho người dân gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống, gần đây, các cơ quan chức năng của thị xã nghĩa lộ đã có quy hoạch nghĩa an là xã thuần văn hóa thái. trong xã sẽ không có nhà ngói, nhà bê-tông cốt thép mà sẽ toàn nhà sàn bằng gỗ. tất cả các hộ gia đình đều phải cam kết nếu muốn ở nhà xây thì ra ngoài phố mua đất xây nhà, còn nếu còn ở trong thôn, bản thì nhất thiết phải ở nhà gỗ. ðiều này phù hợp nguyện vọng của bà con, muốn gìn giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, vì thế gia đình nào cũng tự nguyện thực hiện nếp sống văn hóa. trong tiến trình hội nhập và giao lưu văn hóa, nghĩa an là điểm sáng của yên bái cả về phát triển kinh tế lẫn văn hóa. bởi thật khó tìm được nơi nào mà người dân chủ yếu làm nông nghiệp, đang vươn lên với cuộc sống mới mà vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống như ở nghĩa an. trong tương lai không xa, đây sẽ là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn đối với du khách gần xa. |
Nghĩa An, bản trong phố
0
Bài trước