Sau 2 năm được cấp giấy chứng nhận đầu tư, dự án (DA) xây dựng Nhà máy Lọc dầu Cần Thơ vẫn giậm chân tại chỗ. Với tổng số vốn đến 538 triệu USD nhưng năng lực tài chính của các nhà đầu tư vào dự án này đã không được các cơ quan chức năng thẩm định đúng mức. Chủ đầu tư nước ngoài đã bỏ dự án xây dựng Nhà máy Lọc dầu Cần Thơ, chủ đầu tư mới chưa chứng minh được năng lực tài chính. Kéo dài thời gian báo cáo Thủ tướng Mục tiêu của DA này là sản xuất xăng có chỉ số octan ron (92, 95), LpG, dầu diesel, naphtha nhẹ, công suất 2 triệu tấn dầu thô/năm. Theo hồ sơ, DA được xây dựng tại phường phước Thới, quận Ô Môn, có diện tích 250 ha, thời gian hoạt động là 50 năm. DA này do liên doanh Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Viễn Đông và Công ty Semtech Limited (Hoa Kỳ) góp vốn. trong đó, Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Viễn Đông góp 161,4 triệu USD (chiếm 30% vốn điều lệ) và Công ty Semtech Limited góp 376,6 triệu USD (chiếm 70% vốn điều lệ). Ngày 17-4-2008, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn chấp thuận cho đầu tư DA Nhà máy Lọc dầu tại Cần Thơ. Ngày 19-5-2008, UBND Tp Cần Thơ đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Nhà máy Lọc dầu Cần Thơ. Chính phủ rất quan tâm đến quá trình triển khai DA này nên phó Thủ tướng Hoàng trung Hải đã có công văn yêu cầu UBND Tp Cần Thơ phải báo cáo tiến độ thực hiện DA hằng tháng cho Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, ông trần Thanh Cần, phó Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư (KH-ĐT) Tp Cần Thơ, cho rằng: “Tiến độ triển khai DA không nhiều nên có lúc phải “chuyển” từ báo cáo tháng sang báo cáo quý”. Nhà đầu tư… bỏ chạy Điều khiến dư luận đặc biệt quan tâm là sau khi DA đã được thẩm định tính khả thi thì chỉ trong vòng 10 ngày (15 đến 24-7-2009) sau chuyến khảo sát tại trung Quốc, nhà đầu tư đã thay đổi quy mô DA. Nguyên nhân của sự thay đổi này theo lý giải của các cơ quan chức năng Tp Cần Thơ là “do lựa chọn công nghệ mới (?)” Theo đó, giảm diện tích đất của dự án từ 250 ha xuống còn 50 ha, tổng vốn đầu tư từ 538 triệu USD còn 350 triệu USD. Điều chỉnh DA chưa được bao lâu, Công ty Semtech Limited đã “bỏ của chạy lấy người” vì không có khả năng thực hiện. trước tình hình trên, ông Nguyễn Văn Đức, Tổng Giám đốc Công ty Viễn Đông, cho biết: “Hiện đơn vị đã tìm được đối tác mới để góp vốn là Tập đoàn Đầu tư Hoa Việt và một công ty thành viên của tập đoàn này để thành lập một công ty cổ phần, tái cấu trúc 100% nguồn vốn trong nước để thực hiện DA”. Tuy nhiên, tại buổi làm việc giữa đoàn kiểm tra liên ngành Bộ KH-ĐT và lãnh đạo Tp Cần Thơ vào ngày 18-5, Sở KH-ĐT Tp Cần Thơ cho biết: Mặc dù đã tìm được đối tác mới là Tập đoàn Đầu tư Hoa Việt nhưng chủ đầu tư chưa chứng minh được nguồn vốn thực hiện DA và hứa 90 ngày sau mới chứng minh được việc này. Ngày 27-5, trao đổi với phóng viên Báo NLĐ, ông trương Văn Hải, phó Chủ tịch Thường trực UBND phường phước Thới, quận Ô Môn, cho biết: “Vị trí xây dựng Nhà máy Lọc dầu Cần Thơ sau khi điều chỉnh quy hoạch được xác định triển khai ở khu vực Thới Ngươn B. Tuy nhiên, nđến nay vẫn chưa có quy hoạch chi tiết”.
|
Nguy cơ xóa sổ dự án “triệu đô”
4