Nhà nhóm thôn Trung một di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp Quốc gia

Võ Xá xưa (nay là xã Võ Ninh)  đã được biết đến là một địa danh nổi tiếng trong bát danh hương ở Quảng Bình (bát danh hương ở Quảng Bình bao gồm Sơn – làng Lệ Sơn, – làng La Hà, Cảnh – làng Cảnh Dương, Thổ – làng Thổ Ngoạ, Văn – làng Văn La, – làng Võ Xá, Cổ – làng Cổ Hiền, Kim – làng Kim Nại). Võ Xá còn được nhiều người biết đến là nơi có những ngôi nhà nhóm nổi tiếng ở Quảng Bình.


Nhà nhóm thôn trung, Võ Ninh

Nhà nhóm là những ngôi nhà do một xóm, một thôn, làng dựng nên để làm nơi sinh hoạt cộng đồng – tương tự như  nhà văn hoá các thôn hiện nay. Ngày trước, ở Võ Ninh, các xóm, phường đều có nhà nhóm của riêng mình, đó là nhà nhóm thôn Thượng, nhà nhóm phường Tây, nhà nhóm phương Tiền, nhà nhóm phường Hậu. Theo các bậc cao niên ở Võ Ninh kể lại, thì hầu hết các ngôi nhà nhóm ở Võ Ninh đều có cấu trúc gần giống nhau, có từ 3 đến 5 gian, xung quanh đều thưng bằng ván, sau này được dùng vôi, vửa xây lại bằng gạch hoặc đá liếp, đá tổ ong…Do thời gian xây dựng đã lâu, mặt khác do chiến tranh tàn phá nặng nề, nên hầu hết nhà nhóm ở các thôn đều không còn, hiện nay chỉ còn lại nhà nhóm thôn trung, một di tích lịch sử có nhiều gắn bó với phong trào cách mạng giành chính quyền ở Quảng Bình.

Về thời gian xây dựng nhà nhóm thôn trung, thì các bậc cao niên có nhiều cách giải thích không giống nhau…Do sự tàn phá của chiến tranh, trước đây nhà nhóm thôn trung đã bị hư hỏng nặng. Sau khi được Nhà nước công nhận là di tích cấp quốc gia, nhà nhóm thôn trung đã được trung uơng, tỉnh Quảng Bình và huyện Quảng Ninh đầu tư tôn tạo lại theo nguyên mẫu cũ.

Cấu trúc nhà nhóm thôn trung  có 5 gian, có cửa vào được trổ kiểu tổ tò vò, mặt tiền trên cửa có khắc 4 chữ Hán “trung giáp hội gia”. Xung quanh nhà  có xây tường bao quanh, trước sân nhà có xây 2 trụ cổng  hình vuông cao bằng nhau. trong nhà có bàn thờ thần hoàng làng và thờ bài vị các bậc tiền có cồng khai khẩn lập làng. trước cách mạng Tháng Tám, nhà nhóm thôn trung là nơi diễn ra nhiều hội nghị quan trọng của Tỉnh bộ Việt Minh và là nơi diễn ra nhiều đợt huấn luyện quân sự chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Bình.

Ngay sau khi trung ương Đảng đã ra Chỉ thị “Nhật – pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (Chỉ thị ra ngày 12/3/1945), ở khắp thôn cùng ngõ hẻm ở Quảng Bình đều sục sối một khí thế mới, đó là chuẩn bị mọi thứ để  cướp chính quyền từ tay giặc. Ngày 14/7/1945, Hội nghị của Tỉnh bộ Việt Minh  Quảng Bình được triệu tập tại xã trường Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ. Tại Hội nghị này, các đại biểu đã được quán triệt những chủ trương của trung ương Đảng, của Xứ uỷ, bàn và thống nhất các chủ trương của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Bình trong tình hình mới của cách mạng.  Sau Hội nghị,  phong trào cách mạng ở Quảng Bình như càng có thêm khí thế mới, các tầng lớp nhân dân ai cũng náo nức chờ phút giây khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Khắp nơi trong tỉnh, đã có hàng trăm cuộc mít tin  tuyên truyền, động viên, kêu gọi các tầng lớp nhân dân chuẩn bị đứng lên khởi nghĩa chống Nhật.

Bên cạnh việc xây dựng, củng cố lực lượng chính trị chuẩn bị cho khởi nghĩa, thì việc xây dựng lực lượng vũ trang cũng đã được quan tâm đúng mức. Hầu hết các làng trong tỉnh đã thành lập được các đội tự vệ từ 5 đến hàng chục người, tổ chức rèn luyện, sắm các loại vũ khi  để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa. Do tình hình có nhiều thay đổi, tháng 8/1945, Tỉnh bộ Việt Minh quyết định di dời  cơ quan lãnh đạo từ Tân Thuỷ, Lệ Thuỷ về đóng tại nhà nhóm thôn trung (Quảng Ninh) để có nhiều thuận lợi lãnh đạo phong trào và kịp thời tổ chức lực lượng khởi nghĩa khi có thời cơ. Lúc đó, Ban Chấp hành Tỉnh bộ Việt Minh  có 7 đồng chí, bao gồm Võ Văn Quyết, Đồng Sỹ Nguyên, Lê Đình triển, Hoàng Văn Diệm, Võ Hồng Thanh, Võ Thuần Nho và Đoàn Khúc. Tại nhà nhóm thôn trung, nhiều lần Ban Chấp hành đã tổ chức các hội nghị quan trọng và tổ chức nhiều đợt huấn luyện lực lượng vũ trang địa phương chuẩn bị cho khởi nghĩa. Sau khi thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa, các lớp tập huấn quân sự cũng đã được tổ chức đầu tiên tại nhà nhóm thôn trung, sau đó là nhiều lớp huấn luyện quân sự cho các địa phương trong tỉnh đều được đưa về tổ chức tại đây.

Nhờ được huấn luyện một cách bài bản, nhiều chiến sỹ tự vệ đã thực sự trở thành nòng cốt, quyết định sự thành công của cuộc khởi nghĩa cũng như lãnh đạo toàn dân tham gia  tổng khởi nghĩa.

 Sáng ngày 23/8/1945, lực lượng tự vệ ga Thuận Lý (Đồng Hới) đã kết hợp với đội nghĩa binh của tỉnh và nhân dân kéo nhau tập trung xung quanh thành Đồng Hới và đã hoàn toàn cướp được chính quyền từ tay giặc. Sau Đồng Hới, các địa phương khác cũng đã giành được chính quyền,  cách mạng Tháng Tám ở Quảng Bình đã thực sự thành công.

trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, do Võ Ninh là xã nằm gần bến phà Quán Hàu, cho nên máy bay Mỹ đã không ngừng ném bom và bắn phá điên cuồng,  nhà nhóm thôn trung từng bị hư hỏng rất nặng. Để ghi nhận sự đóng góp quan trọng của di tích này đối với cách mạng, năm 1993, Nhà nước đã có quyết định xếp hạng nhà nhóm thôn trung trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia và tiếp tục được đầu tư, tôn tạo và bảo vệ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *