Những công trình kiến trúc độc đáo trong quần thể di tích Cố đô Huế

ngày 11-12-2008, đánh dấu thời điểm tròn 15 năm quần thể di tích cố đô huế được ủy ban di sản thế giới thuộc tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của liên hợp quốc (unesco) công nhận là di sản văn hóa thế giới.

cố đô huế là nơi còn lưu giữ rất nhiều những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc việt nam. nhắc đến huế, mọi người đều hình dung ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch và những thắng tích do thiên nhiên khéo tạo. nổi bật nhất trong đó là quần thể di tích cố đô huế. quần thể di tích này là di sản văn hoá tiêu biểu và là niềm tự hào của người dân việt nam.

nằm ở bờ bắc sông hương, tổng thể kiến trúc của cố đô huế được xây dựng trên một mặt bằng diện tích hơn 500 ha và được giới hạn bởi 3 vòng thành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ: kinh thành huế, hoàng thành huế và tử cấm thành huế. ba tòa thành này được đặt lồng vào nhau, bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt nam ra mặt bắc. hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc đông và tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên.

tổng thể kiến trúc này dùng núi ngự bình làm tiền án và dùng hai hòn đảo nhỏ trên sông hương là cồn hến và dã viên làm 2 yếu tố phong thuỷ rồng chầu hổ phục (tả thanh long, hữu bạch hổ).

một số công trình chính trong quần thể di tích cố đô huế:

1- kinh thành huế

do vua gia long xây dựng từ năm 1805 và được vua minh mạng tiếp tục hoàn thành vào năm 1832. tại đây, các vua triều nguyễn đã cho xây dựng khá nhiều thành quách, cung điện và các công trình của hoàng gia. trải qua gần 200 năm, khu kinh thành hiện nay hầu như còn nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ.

khu kinh thành mang hình vuông với chu vi 10 km, tường thành cao 6,6 mét, dày 21 mét và có 10 cửa ra vào. xung quanh và ngay trên thành có thiết lập 24 pháo đài để phòng thủ. ngoài ra còn có một cửa phụ thông với trấn bình đài gọi là thái bình môn.

2- hoàng thành huế (đại nội)

nằm bên trong kinh thành huế, hoàng thành là nơi đặt các cơ quan cao nhất của chế độ quân chủ và là nơi thờ tự các vua chúa đã quá cố. hoàng thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600 mét, xây bằng gạch, cao 4 mét, dày 1 mét xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào, riêng ngọ môn chỉ dành để cho vua đi. đại nội gồm có hơn 100 công trình kiến trúc đẹp được chia ra nhiều khu vực:

+ khu vực từ ngọ môn đến điện thái hoà: nơi cử hành các lễ lớn của triều đình.

+ khu vực triệu miếu, thái miếu, hưng miếu, thế miếu và điện phụng tiên: nơi thờ các vua chúa nhà nguyễn.

+ khu vực phủ nội vụ: nhà kho lưu trữ đồ quý, xưởng chế tạo đồ dùng cho hoàng gia.

+ khu vực vườn cơ hạ và điện khâm văn: nơi các hoàng tử học tập và chơi đùa.

3- tử cấm thành huế

là vòng thành nằm trong hoàng thành ngay sau lưng điện thái hoà. tử cấm thành dành riêng cho nhà vua và gia đình. tử cấm thành được xây dựng năm 1804. thành cao 3,72 mét xây bằng gạch, dày 0,72 mét, chu vi khoảng 1230 mét, phía trước và phía sau dài 324 mét, phía trái và phía phải hơn 290 mét, bao gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ và có 7 cửa ra vào. một số công trình nổi bật ở đây là: đại cung môn (cửa chính ở mặt tiền chỉ dành cho nhà vua đi vào), cần chánh (nơi nhà vua làm việc hàng ngày), càn thành (nơi nhà vua ở), cung khôn thái (nơi ở của hoàng quý phi), duyệt thi đường (nhà hát), thượng thiện (nơi nấu ăn cho nhà vua), thái bình lâu (nơi nhà vua đọc sách)…

xuyên suốt cả ba tòa thành là con đường thần đạo chạy từ bờ sông hương. dọc hai bên con đường này là những công trình kiến trúc nổi bật như: nghinh lương đình, phu văn lâu, cung diên thọ, kỳ đài, ngọ môn, điện thái hòa, điện cần chánh, điện càn thành, cung khôn thái, lầu kiến trung… ngoài ra còn có hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối, đan xen cây cỏ, khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho người xem một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản.

xa xa về phía tây của kinh thành, nằm hai bên bờ sông hương, lăng tẩm của các vua nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hóa. tổng thể có 7 khu lăng, mỗi khu mang một sắc thái riêng nhưng đều là những kỳ công tạo tác của con người phối hợp với cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ tươi đẹp và thơ mộng của xứ huế.

bên cạnh thành quách, cung điện, lăng tẩm nguy nga tráng lệ, huế còn lưu giữ rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với thể chế của hoàng quyền. đó là đàn nam giao – nơi nhà vua tế trời; đàn xã tắc – nơi thờ thần đất, thần lúa; hổ quyền – đấu trường duy nhất dành cho voi và hổ; văn miếu – nơi thờ khổng tử và dựng bia khắc tên tiến sĩ văn thời nguyễn; võ miếu – nơi thờ các danh tướng cổ đại và dựng bia khắc tên tiến sĩ võ; điện hòn chén – nơi thờ thánh mẫu thiên y a na…

trải qua gần 1,5 thế kỷ là kinh đô của một triều đại phong kiến với thiết chế chính trị dựa trên nền tảng nho giáo, lại từng là thủ phủ của phật giáo một thời, bên cạnh những kiến trúc cung đình lộng lẫy vàng son, huế còn lưu giữ hàng trăm ngôi chùa thâm nghiêm cổ kính. ông amadou mahtarm’bow – nguyên tổng giám đốc unesco đã nhận xét “huế không chỉ là một mẫu mực về kiến trúc mà còn là một cao điểm về tinh thần và một trung tâm văn hóa sôi động – ở đó đạo phật và đạo khổng đã thấm sâu, hòa nhuyễn vào truyền thống địa phương, nuôi dưỡng một tư tưởng tôn giáo, triết học và đạo lý hết sức độc đáo”./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *