Tờ trình: Về việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng

   bộ xây dựng       cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

     ———-                             độc lập – tự do – hạnh phúc

số:  104 /ttr-bxd                         ————————–

 

hà nội, ngày 08 tháng 12 năm 2008

 

tờ trình

về việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng một số dự án nhà ở xã hội để cho thuê, thuê mua nhằm thực hiện chủ trương ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội

 

để góp phần triển khai thực hiện các giải pháp nhằm chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội theo tinh thần nội dung cuộc họp chính phủ thường kỳ (ngày 01 – 02 tháng 12 năm 2008), đồng thời góp phần sớm hình thành quỹ nhà ở xã hội để cho thuê, thuê mua theo quy định của luật nhà ở; bộ xây dựng xin đề nghị thủ tướng chính phủ cho phép triển khai thực hiện đầu tư xây dựng một số dự án nhà ở xã hội, với nội dung cụ thể như sau:     

 

i. sự cần thiết và cơ sở đề xuất đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội


1. trong nhiều thập kỷ vừa qua, việc giải quyết nhà ở cho nhân dân là một trong những vấn đề xã hội quan trọng được đảng và nhà nước luôn quan tâm. thời kỳ trước năm 1991, từ quỹ nhà ở được tiếp quản từ chế độ cũ và quỹ nhà ở được đầu tư xây dựng mới từ ngân sách, nhà nước thực hiện chính sách phân phối cho cán bộ, công nhân, viên chức với khoản tiền cho thuê hàng tháng rất thấp (chỉ chiếm khoảng 1% tiền lương của người lao động tại thời điểm đó).
tuy vậy, trong giai đoạn này mới chỉ có khoảng 30% số lượng cán bộ, công nhân, viên chức tại khu vực đô thị được phân phối nhà ở. các trường hợp được phân phối nhà ở trong thời kỳ này hiện nay hầu hết đã nghỉ hưu. đa số quỹ nhà ở được phân phối trước đây đã được bán theo nghị định số 61/cp ngày 05 tháng 7 năm 1994 của chính phủ. năm 1991, nhà nước ban hành pháp lệnh nhà ở với chủ trương chuyển chế độ bao cấp nhà ở sang thực thi chính sách tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển nhà ở. từ thời điểm đó cho đến khi luật nhà ở ra đời (quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006), nhà nước không thực hiện việc đầu tư xây dựng nhà ở từ ngân sách, lĩnh vực phát triển nhà ở được thực hiện theo cơ chế thị trường.

 

2. mặc dù nhà nước cũng đã ban hành một số chính sách hỗ trợ về đất ở, nhà ở cho một số đối tượng chính sách (như: quyết định số 173/2001/qđ-ttg của thủ tướng chính phủ ngày 06/11/2001 về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bằng sông cửu long giai đoạn 2001-2005; quyết định số 1548/qđ-ttg của thủ tướng chính phủ ngày 05/12/2001 về việc đầu tư tôn nền vượt lũ để xây dựng các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ đồng bằng sông cửu long; quyết định số 105/2002/qđ-ttg của thủ tướng chính phủ ngày 02/8/2002 về chính sách cho các hộ dân vùng ngập lũ mua trả chậm nền nhà và nhà ở trong các cụm, tuyến dân cư ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long; quyết định số 154/2002/qđ-ttg của thủ tướng chính phủ ngày 11/11/2002 về chính sách cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và hộ dân thuộc diện chính sách ở các tỉnh tây nguyên mua trả chậm nhà ở; quyết định số 134/2004/qđ-ttg của thủ tướng chính phủ ngày 20/7/2004 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn… tuy nhiên, các chính sách trên đây mới chỉ tập trung hỗ trợ cho các đối tượng gặp khó khăn về nhà ở tại khu vực nông thôn. đối với các đối tượng có thu nhập thấp, các hộ nghèo tại khu vực đô thị, nhà nước hầu như chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể cho các đối tượng này.

 

3. do nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ trực tiếp về nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, các hộ nghèo tại khu vực đô thị, trong khi các doanh nghiệp chỉ chú trọng phát triển các dự án nhà ở thương mại để bán cho các đối tượng có thu nhập cao và các hộ gia đình khá giả, cho nên các đối tượng có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị (đặc biệt là ở các thành phố lớn như hà nội, thành phố hồ chí minh) không đủ khả năng tài chính để cải thiện chỗ ở. sau khi luật nhà ở được quốc hội thông qua, chính phủ đã ban hành nghị định số 90/2006/nđ-cp ngày 06/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở. trong đó đã có quy định cụ thể việc thực hiện cơ chế nhà nước và các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội để cho một số đối tượng có thu nhập thấp gặp khó khăn về nhà ở thuê hoặc thuê mua. các văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở cũng đã có quy định cụ thể về về chính sách phát triển và quản lý nhà ở xã hội, kể cả quy định về việc nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội từ nguồn ngân sách để cho các đối tượng có thu nhập thấp, gặp khó khăn về nhà ở thuê hoặc thuê mua. ngoài ra, pháp luật về nhà ở cũng đã có những quy định cụ thể các vấn đề khác có liên quan như: tiêu chuẩn thiết kế nhà ở xã hội; quy hoạch phát triển nhà ở xã hội; cơ chế ưu đãi về đất đai, thuế; nguyên tắc lựa chọn chủ đầu tư; nguồn vốn đầu tư nhà ở xã hội; đối tượng và điều kiện được thuê, thuê mua nhà ở xã hội; quy trình xét duyệt đối tượng được thuê, thuê mua; nguyên tắc xác định giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội; mô hình quản lý việc sử dụng nhà ở xã hội…. tuy nhiên cho đến nay việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội vẫn chưa có những chuyển biến tích cực. nguyên nhân cơ bản là do chi phí đầu tư xây dựng các dự án nhà ở đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và dài hạn, các thành phần kinh tế muốn tham gia đầu tư thì phải vay với lãi suất cao, nhưng lợi nhuận thu được khi cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội lại hầu như không có, thời gian thu hồi vốn dài, do vậy hầu hết các doanh nghiệp đều không "mặn mà" tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. trong khi đó, do điều kiện ngân sách của các địa phương còn hạn hẹp, nhu cầu chi tiêu để đầu tư cho các mục đích phát triển kinh tế và an sinh xã hội khác như cải thiện hệ thống giao thông; cấp, thoát nước; đầu tư cho giáo dục, y tế… rất lớn, do đó các địa phương không đủ khả năng bố trí nguồn vốn dành cho nhà ở xã hội.

 

4. trong điều kiện chế độ tiền lương thu nhập của người lao động còn hạn chế, giá cả các mặt hàng thiết yếu ngày càng tăng, đại bộ phận các tầng lớp dân cư dành, đặc biệt là các đối tượng có thu nhập thấp, người nghèo hầu như không có khả năng tích luỹ để cải thiện nhà ở. ngày 29 tháng 9 năm 2008 bộ xây dựng đã có tờ trình số 84/ttr-bxd gửi thủ tướng chính phủ về việc đề nghị phê duyệt chương trình đầu tư xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2009-2015. đây là một chương trình lớn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, phù hợp với chủ trương của đảng và nhà nước về đảm bảo chính sách an sinh xã hội. bên cạnh đó, chương trình này sẽ góp phần tạo ra quỹ nhà ở để giải quyết nhà ở cho một số đối tượng mà nhà nước phải đặc biệt quan tâm như cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp … việc triển khai thực hiện chương trình còn góp phần kích cầu đối với một số lĩnh vực khác, như ngành sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm gia dụng…, đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động. trong đó việc ưu tiên triển khai đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội từ nguồn vốn của nhà nước để giải quyết chỗ ở cho một số đối tượng gặp khó khăn về nhà ở theo quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo an sinh xã hội là rất cần thiết.  

 

5. tại phiên họp chính phủ vừa qua đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội. trong đó, nhóm giải pháp thứ hai là: đẩy mạnh, kích cầu đầu tư và tiêu dùng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước từ nguồn dự trữ ngoại tệ quốc gia. đối tượng được tập trung ưu tiên là các lĩnh vực, ngành nghề đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội, có khả năng kích thích các ngành sản xuất khác phát triển, tạo thêm việc làm cho người lao động. bộ xây dựng nhận thấy việc dành một phần kinh phí này để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội là hoàn toàn có thể đáp ứng được các mục tiêu mà chính phủ đã đề ra.

 

ii. mục tiêu


việc triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội từ nguồn vốn ngân sách nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau:

 

1. tạo lập quỹ nhà ở để góp phần giải quyết nhu cầu bức xúc của các đối tượng có thu nhập thấp, những người gặp khó khăn về nhà ở, nhưng không có đủ điều kiện và khả năng về tài chính để tự lo chỗ ở cho bản thân và gia đình. việc sớm triển khai đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội là biện pháp quan trọng và cần thiết để góp phần đảm bảo an sinh xã hội theo chủ trương của đảng và nhà nước đã đề ra. 

 

2. thông qua việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà ở nhằm góp phần kích cầu đầu tư, tạo điều kiện thúc đẩy sự tăng trưởng các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế (theo ước tính sơ bộ nếu thực hiện đầu tư xây dựng 500.000 m2 nhà ở thì cần tiêu thụ khoảng 120.000 tấn xi măng, 30.000 tấn sắt thép và nhiều loại vật liệu xây dựng khác). mặt khác thông qua đầu tư nhà ở xã hội sẽ góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động của ngành xây dựng và các ngành nghề khác có liên quan.    

 

3. việc triển khai đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội từ nguồn vốn nhà nước sẽ góp phần hình thành quỹ tài sản nhà đất thuộc sở hữu nhà nước. việc khai thác quỹ tài sản này sẽ đảm bảo thu hồi vốn thông qua việc thu tiền cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của luật nhà ở và nghị định 90/2006/nđ-cp ngày 06 tháng 9 năm 2006 của chính phủ (khác biệt hoàn toàn với cơ chế bao cấp trước đây khi thực hiện chính sách phân phối nhà ở cho cbcnvc). mặt khác, đối với quỹ nhà ở xã hội do nhà nước đầu tư dành để cho thuê, trong quá trình khai thác, sử dụng quỹ nhà này không bị mất đi mà vẫn là tài sản thuộc sở hữu của nhà nước. sau một quá trình khai thác nhất định (trong thời gian tối thiểu từ hai mươi đến ba mươi năm), khi nền kinh tế phát triển, nếu người thuê không còn nhu cầu sử dụng thì quỹ nhà ở này của nhà nước sẽ được cải tạo, xây dựng lại hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng nhằm đạt mục tiêu khai thác, sử dụng có hiệu quả cao hơn. tại thời điểm đó, quỹ nhà đất này vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước và có thể có giá trị kinh tế lớn hơn nhiều so với thời điểm hiện tại.

 

iii. một số nội dung đề xuất cụ thể

 

1. về chủ đầu tư: theo nguyên tắc quy định của pháp luật về nhà ở hiện hành, việc lựa chọn chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. tuy nhiên, do các lý do chủ quan và khách quan như đã nêu trên cho nên cho đến thời điểm hiện nay hầu hết các địa phương triển khai việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội còn rất chậm (cho đến nay hầu như chưa có địa phương nào có quỹ nhà ở để cho thuê, thuê mua theo quy định của luật nhà ở). vì vậy, đề nghị thủ tướng chính phủ giao cho bộ xây dựng trực tiếp đầu tư xây dựng một số dự án thí điểm nhà ở xã hội tại một số đô thị có nhu cầu bức xúc về nhà ở. trong quá trình triển khai, bộ xây dựng sẽ lựa chọn và chỉ định các đơn vị có đủ năng lực và kinh nghiệm để đảm nhận thực hiện việc quản lý đầu tư xây dựng theo quy định. việc giao cho các đơn vị trực thuộc bộ xây dựng chịu trách nhiệm triển khai dự án sẽ có điều kiện và khả năng để áp dụng các tiến bộ khoa học về công nghệ xây dựng để đẩy nhanh tiến độ, tiết kiệm chi phí đầu tư nhằm đảm bảo điều kiện về giá thuê, thuê mua nhà ở phù hợp với các đối tượng phục vụ là những người có thu nhập thấp.

 

sau khi các dự án nhà ở xã hội thí điểm hoàn thành, bộ xây dựng sẽ tổ chức quản lý, khai thác, vận hành quỹ nhà ở này để thu hồi và hoàn trả vốn đầu tư, đồng thời sẽ tổ chức rút kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ (thiết kế, thi công, quản lý vận hành…)  cho các địa phương để triển khai các dự án khác hoặc có thể chuyển giao quỹ nhà ở này cho chính quyền 2 thành phố để thực hiện việc cho thuê, thuê mua theo quy định của pháp luật về nhà ở. 

 

2.  địa điểm đầu tư: theo báo cáo, nhu cầu về nhà ở xã hội tại hai địa phương là hà nội và thành phố hồ chí minh là rất cao, bên cạnh đó hai địa phương này cũng có nhiều dự án nhà ở và khu đô thị mới đang được triển khai, trong đó có một số dự án đã chuẩn bị dành riêng quỹ đất để đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội theo tinh thần chỉ đạo của thủ tướng chính phủ tại văn bản số 537/ttg-cn ngày 06 tháng 4 năm 2006. do đó, bộ xây dựng xin kiến nghị được triển khai một số dự án thí điểm tại thành phố hà nội và thành phố hồ chí minh.

 

3. nguồn vốn đầu tư: vốn đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội thí điểm tại 02 thành phố nêu trên đề nghị được trích một phần từ nguồn ngân sách (khoảng 1 tỷ u sd từ quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia) theo chủ trương chung đã được chính phủ thông qua.  

 

4. quy mô và tiến độ thực hiện đầu tư:


 dự kiến sơ bộ một số chỉ tiêu cụ thể:

– số lượng dự án: khoảng 4-6 dự án (tùy theo quy mô diện tích đất có thể bố trí cho từng dự án), trong đó tại mỗi thành phố sẽ triển khai khoảng 2 -3 dự án;

– quy mô đầu tư:  khoảng 10.000 căn hộ, tương đương khoảng 500.000 m2 sàn, trong đó có khoảng 5000 căn hộ dành cho công nhân và 5000 căn hộ dành các hộ gia đình thu nhập thấp gặp khó khăn về nhà ở (góp phần giải quyết chỗ ở cho khoảng 60.000 người tại hà nội và thành phố hồ chí minh);

– tổng mức đầu tư (kể cả hạ tầng kỹ thuật): khoảng 2.500 tỷ đồng (với suất đầu tư tính tại thời điểm hiện nay khoảng 5 triệu đồng/m2 sàn);

– quỹ đất cần để xây dựng khoảng: 30 – 40 ha;

  tiến độ thực hiện: 02 năm (2009 – 2010).


5. đối tượng và điều kiện để được thuê, thuê mua:


sau khi xây dựng xong quỹ nhà ở nêu trên sẽ được bố trí giải quyết cho thuê hoặc thuê mua đối với các đối tượng theo quy định của luật nhà ở và nghị định số 90/2006/nđ-cp ngày 06 tháng 9 năm 2006 của chính phủ, góp phần giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở tại 02 thủ đô hà nội và thành phố hồ chí minh.   


iv. về tổ chức thực hiện


đế sớm tổ chức triển khai việc thực hiện đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội như đã nêu trên trong năm 2009 nhằm góp phần thực hiện các giải pháp nhằm chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội theo chủ trương của chính phủ, bộ xây dựng xin kiến nghị thủ tướng chính phủ một số vấn đề cụ thể sau đây:


1. chấp thuận cho phép bộ xây dựng được trực tiếp đầu tư xây dựng một số dự án nhà ở xã hội thí điểm tại hà nội và thành phố hồ chí minh và chỉ đạo các cơ quan có liên quan bố trí nguồn vốn đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng từ nguồn vốn kích cầu đầu tư và tiêu dùng của chính phủ (quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia) để triển khai thực hiện các dự án này;


2. cho phép được áp dụng một số cơ chế đặc thù, như: được phép chỉ định tư vấn thiết kế, chỉ định thầu xây dựng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án (theo nguyên tắc đã được chính phủ cho phép áp dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ cho giáo viên theo đề nghị của bộ giáo dục và đào tạo);


3. chỉ đạo uỷ ban nhân dân hai thành phố là hà nội và thành phố hồ chí minh chuyển giao quỹ đất đã được quy hoạch để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho bộ xây dựng để kịp thời thực hiện các thủ tục chuẩn bị triển khai các dự án đầu tư theo quy định.


kính trình thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định/.

 

 

nơi nhận:


 – thủ tướng chính phủ;

– các ptt: nguyễn sinh hùng,

hoàng trung hải (để b/c);

– các bộ: kế hoạch &đầu tư, tài chính;

– văn phòng cp;

– ubndtp hà nội và tp hồ chí minh

– lưu vp, pc, qln (2b).

 

kt.bộ trưởng

thứ trưởng

 

đã ký

 

 

nguyễn trần nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *