Ninh Bình: Tai nạn đò ngang rình rập học sinh vùng phân chậm lũ





Hàng ngàn học sinh Ninh Bình, trước hết là học sinh hai huyện vùng phân chậm lũ Gia Viễn và Nho Quan luôn phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn khi sử dụng đò ngang qua sông không chỉ trong mùa mưa bão mà ngay cả với những cơn mưa lớn bất chợt, trong khi phương tiện chuyên chở cũng như ý thức chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn chưa cao.

Ông Nguyễn Văn Bồng, Chủ tịch UBND xã Gia Trung, huyện Gia Viễn cho biết: Từ đầu mùa mưa bão, xã đã tổ chức kiểm tra lại các điều kiện an toàn của các thuyền chở khách; Ký cam kết với các chủ phương tiện về việc đảm bảo an toàn cho người qua sông đặc biệt là học sinh. Chính quyền xã còn thường xuyên cử công an xã có mặt tại bến đò để kiểm soát số lượng khách xuống thuyền và xử lý nghiêm khắc đối với chủ phương tiện cố tình vi phạm. Nhưng thực tế, khi chúng tôi đến thực địa thì việc thực hiện quy định của các chủ phương tiện không nghiêm túc. Nhiều đò chở lượng người quá quy định và khách không được trang bị áo phao.

Cũng thuộc địa bàn Gia Viễn, tai nạn luôn rình rập học sinh khi sử dụng đò ngang qua lại sông Hoàng Lang. Bến đò Đông Khê và Chấn Hưng dài khoảng 650-700m bắc qua sông Hoàng Long, nằm trên địa phận của xã Gia Trung hàng ngày riêng số lượng học sinh trường THPT Gia Viễn qua đã có số lượng 400-500 người . Em Nguyễn Thu Hà, thôn Trung Đồng, Gia Trung, Gia Viễn học sinh lớp 11, trường THPT Gia Viễn C cho biết: Bọn em phải dậy từ 5 giờ sáng để chuẩn bị đến trường. Chậm nhất thì 6 giờ phải có mặt tại bến đò để kịp sang sông, thế nhưng nhiều khi vẫn bị muộn học. Còn vào những ngày mưa bão thì phải đi sớm hơn rất nhiều và hôm nào học 2 buổi phải ở lại trường”. Trong khi thực tế hiện nay khi qua sông, hành khách cũng như chủ đò tại bến đò Đông Khê không mặc áo phao.

Để phòng chống tai nạn và giữ an toàn tuyệt đối cho người đi đò vào những ngày mưa bão việc cần làm hiện nay là phải củng cố phương tiện vận tải đảm bảo việc đi lại an toàn trong những ngày mưa bão để học sinh không phải nghỉ học hay đi học muộn. Nếu không thì nên chuyển những học sinh của 3 xã Gia Trung, Gia Tiến, Gia Thắng về các trường THPT Gia Viễn A và Gia Viễn B để đảm bảo an toàn. Và một việc cần làm hiện nay là có cảnh sát giao thông đường thủy thường xuyên tại bến đò vì nhân lực của xã không đủ để có người thường trực ở đây và thẩm quyền của chính quyền địa phương cũng có giới hạn. Chủ tịch xã Gia Trung, ông Nguyễn Văn Bổng nhấn mạnh…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *