khi nói đến việc triển khai các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kiềm chế lạm phát, cán bộ và người dân ở ninh thuận thường quan tâm nhiều đến việc thất thoát và lãng phí trong xây dựng và sử dụng công trình. cụ thể như cán bộ và nhân dân huyện thuận bắc (ninh thuận) thường nhắc đến đoạn đường từ km 1525 đến km 1541 quốc lộ 1.a, thuộc địa bàn huyện, được nâng cấp từ đầu năm 2005, hoàn thành đưa vào sử dụng vào cuối năm 2006, nhưng mãi đến nay vẫn chưa được nghiệm thu. nguyên nhân là do thi công không đạt yêu cầu. công trình vừa hoàn thành đã bị xuống cấp, mặt đường xuất hiện nhiều vết nứt, không đủ điều kiện để nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. đơn vị thi công đã 2 lần hợp đồng thuê công ty quản lý đường bộ 71 sửa chữa với số tiền lên đến hơn 1 tỉ đồng, nhưng hiện vẫn không thể nghiệm thu do đoạn đường này ngày càng xuống cấp. một trường hợp khác đó là công trình cầu treo bắc qua sông ông thuộc khu vực xã lương sơn, huyện ninh sơn, tỉnh ninh thuận được xây dựng và đưa vào sử dụng trong năm 1996, đến năm 2006 bị hỏng nặng phải đầu tư gần 200 triệu đồng để sửa chữa, nhưng vừa sửa xong được vài tháng, chiếc cầu này đã tự đổ nghiêng do đứt cáp, gây ách tác giao thông trong khu vực. nhiều công trình khác như chợ, nhà văn hóa; thiết bị văn hóa, truyền thanh… được đầu tư xây dựng, lắp đặt nhưng không đưa vào sử dụng hoặc đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn đã xuống cấp như: công trình chợ, nhà văn hóa khu tái định cư xã phước thắng (huyện bác ái); trường tiểu học tân an (xã tri hải, huyện ninh hải). ngôi trường này, có 4 phòng học được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm học 2006-2007, nhưng đến nay vẫn chưa được lắp đặt đèn, quạt (theo dự toán, thiết kế). hàng ngày học sinh của trường phải học tập trong môi trường nóng bức, thiếu ánh sáng và mùi hôi thối từ những chuồng heo. ở huyện miền núi vùng cao bác ái, người dân đang than phiền: công trình hồ chứa nước sông sắt được bộ nn&ptnt và tỉnh ninh thuận đầu tư xây dựng nhằm cung cấp nước tưới cho 3.800 ha đất canh tác của đồng bào dân tộc, miền núi từ 2-3 vụ/năm; tạo nguồn nước sinh hoạt và phục vụ phát triển chăn nuôi; cắt giảm lũ cho sông cái phan rang và vùng hạ lưu; tạo cảnh quan du lịch và bảo vệ môi trường. công trình được xây dựng hoàn thành cụm công trình đầu mối (hồ chứa nước, tràn xả lũ, cống lấy nước và các công trình phụ trợ); hệ thống kênh (hệ thống kênh các kênh tưới chính, hệ thống các kênh vượt cấp và các kênh nhánh cấp 1 lấy nước từ các hệ thống kênh chính, hệ thống các kênh nội đồng)… với tổng kinh phí đầu tư hơn 350 tỉ đồng, nhưng đến nay hàng trăm ha đất canh tác ở khu vực này vẫn chưa có nước tưới, người dân vẫn chưa được hưởng lợi theo mục tiêu của công trình. nguyên nhân là do chưa có kinh phí để xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kênh cấp 2,3. một số lãng phí khác là do người dân chạy theo giá cả thị trường, tự phát chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. nhiều nông dân tự phá bỏ cây nho đỏ giống cũ (red) để trồng nho giống mới (nh01-48), trồng nho rượu ( giống shiraz và giống saw-blanc – trồng theo đề án phát triển trồng nho rượu) và trong thời gian một vài năm lại phá nho rượu, phá nho nh01-48 để trồng lại nho đỏ và nhiều hộ gia đình đang phá nho để trồng táo (giống táo thái lan). nhiều hộ lại bán tháo đàn dê, cừu khi không có đầu ra, giá giảm, qua một vài năm sau, thậm chí vài tháng sau dê, cừu được giá lại phát triển nuôi dê, cừu. bà con nông dân vùng ven biển nuôi tôm sú thua lỗ đã bỏ hoang hoặc phá đìa tôm chuyển sang làm muối, hoặc chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. cứ mỗi lần chuyển đổi như vậy người dân phải phải tốn kém vài ba trăm triệu đồng/ha. một số công trình khác như giao thông thủy lợi bị mất trộm thiết bị, bị đập phá để lấy sắt vụn cũng gây thất thoát lãng phí lớn. khắc phục tình trạng trên, tỉnh ninh thuận đã triển khai các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng, kiềm chế lạm phát, tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng; thực hiện chuyển đỏi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý; phấn đấu hoàn thành mục tiêu kinh tế- xã hội năm 2008, tạo đà phát triển trong năm 2009 và những năm tiếp theo. ubnd tỉnh ninh thuận đã chỉ đạo các cấp, ngành, đơn vị có chức năng trong tỉnh tiến hành kiểm tra, xử lý khắc phục từng trường hợp cụ thể. nhưng xem ra, tình trạng thất thoát, lãng phí trên địa bàn tỉnh ninh thuận vẫn chưa được hạn chế mà còn có khả năng kéo dài do tiến độ đầu tư, thi công các công trình dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước cũng như các công trình, dự án đầu tư lớn của các thành phần kinh tế đều bị kéo dài. nhất là tiến độ đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp gần như “giẫm chân tại chỗ”, gây lãng phí về tài nguyên, tiền của nhà nước và tiền của các nhà đầu tư./. |
Ninh Thuận: Lãng phí từ những công trình
12