trong khi kế hoạch tháo dỡ, di dời chưa được thực hiện thì việc quản lý, đảm bảo an toàn cho hàng chục chung cư hư hỏng nặng tại Tp HCM và Hà Nội lại gần như không được ngó ngàng, khiến hàng nghìn hộ dân phải sống trong nơm nớp lo sợ.
Theo Sở Xây dựng Tp HCM, thành phố này còn khoảng 100 chung cư cũ nát cần cải tạo hoặc xây dựng mới. Riêng trong năm 2010, sẽ tháo dỡ 100.000 m2 sàn chung cư hư hỏng nặng, di dời 2.000 hộ dân. Tuy nhiên, đến nay kế hoạch này vẫn chưa thực hiện được và hàng ngàn hộ dân vẫn phải sống trong điều kiện hết sức nguy hiểm “Tường nứt, lan can gãy…” Tiếp xúc với chúng tôi, chị Ngân, lầu 3, chung cư 727 trần Hưng Đạo, quận 5, than thở: “Gần một
năm nay, hơn 200 hộ dân ở đây từng ngày đối mặt với cảnh nhà chuẩn bị… sập. Chúng tôi phải sống chung với rác, mùi hôi thối, đứng trong nhà mà nước thải rơi lộp bộp lên đầu”. Chị Ngân cho biết lan can bằng sắt đã mục gãy, lung lay rất nguy hiểm, trong khi sàn nhà võng, tường nứt. Hệ thống tiêu thoát nước thải cũng bị tắc nghẽn, khiến nước thải từ đường ống ở các tầng lầu không thoát được, chảy tràn lan gây ô nhiễm nặng. Thỉnh thoảng, vài mảng bê tông trên trần lại “bỗng dưng rơi xuống”. Chung cư 727 trần Hưng Đạo nguyên là một khách sạn được xây dựng từ trước năm 1975. Tòa nhà 12 tầng, cao nhất Sài Gòn vào thời điểm ấy, giờ là chung cư trên 40 tuổi, bị xếp vào loại mất an toàn phòng cháy chữa cháy và rất nguy hiểm vào mùa mưa, do mục nát nghiêm trọng. Đây là một trong những chung cư nằm trong kế hoạch di dời khẩn cấp năm 2010 của Tp HCM.
Tương tự, tại lô IV và VI của cư xá Thanh Đa, được xây dựng từ năm 1973, quận Bình Thạnh, người dân đang phải tập quen nếp sinh hoạt với… độ nghiêng. Hai tòa nhà này bị nghiêng từ nhiều năm nay. phần chân hai dãy nhà cách nhau khoảng 4m, nhưng “ngọn” đã thành hình chữ… V ngược. Anh Thành, một cư dân ở đây, cho biết: Từ vách này đến vách kia cách nhau 4m, nhưng cư dân tầng 3, 4 dễ dàng… bước qua thăm hỏi nhau. Nhà này mượn đồ nhà kia chỉ với tay là lấy được. “Còn đồ đạc trong nhà thì di chuyển tự do, nhiều lúc tủ lạnh, máy giặt từ cửa trước tự động chạy dồn về cửa sau!”, anh Thành nói. trống đánh xuôi, kèn thổi ngược Theo Sở Xây dựng Tp HCM, có nhiều vấn đề khiến dự án di dời, cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư bị kéo dài. Đó là các thủ tục pháp lý để lập dự án xây dựng mới rất phức tạp; vấn đề đền bù giải tỏa khó khăn, trong khi doanh nghiệp hầu như không mặn mà với việc xây mới chung cư cũ (sau khi tính toán tầng cao, mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất, doanh nghiệp thấy việc kinh doanh không lợi nhuận, trong khi việc giải tỏa, tái định cư lại rất rắc rối). Điển hình tại dự án chung cư Thanh Đa. Mặc dù Tp HCM đã có kế hoạch giải tỏa khu vực này để đầu tư một khu đô thị mới từ nhiều năm qua, nhưng hiện tình hình vẫn giậm chân tại chỗ, do nhà đầu tư không hưởng ứng. trong khi đơn vị quản lý khẳng định đang khẩn trương di dời, thì người dân các chung cư cũ “vẫn chưa nghe gì” về chuyện tái định cư. Theo chị Ngân, thành phố cho di dời từ cuối năm 2007, nhưng đến nay chỉ có khoảng 1/2 số hộ được đến chỗ ở mới, số còn lại chỉ nghe nói là… chờ. Nhưng chờ đến bao giờ và đi đâu thì không ai biết. Đáng nói là BQL chung cư đã giải tán, chỉ còn tổ bảo vệ tự quản 3 người, chia nhau mỗi người một ca trực chiếu lệ. Vấn đề vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy cũng trong tình trạng “cha chung không ai khóc”. Cô N., lô F, cư xá Lý Thường Kiệt, quận 11, cũng cho biết: Chúng tôi được thông báo đến tháng 5.2010, toàn bộ hộ ở lô A, E, F, G, H sẽ di dời, nhưng giờ sắp hết tháng 3 mà chưa thấy động tĩnh. Tại cư xá Thanh Đa, hơn 4.000 hộ dân cũng chỉ “nghe nói” sẽ đi. Nhưng khi nào đi và đi đâu thì chẳng ai biết.
|
Ớn lạnh với chung cư nát
6
Bài trước