Đến nay, chương trình phân loại chất thải rắn chưa đạt kết quả phần nhiều do quy trình chưa đồng bộ. Tháng 2-2006, Tp.HCM bắt đầu thực hiện thí điểm chương trình phân loại chất thải rắn (Ctr) tại nguồn ở một số phường trên địa bàn quận 6. Đến nay chương trình đã bước sang năm thứ tư và kinh phí bỏ ra hơn 7 tỉ đồng nhưng kết quả thu lại chưa được là bao.
Không hẳn khó từ phía người dân Theo Sở TN&MT Tp, một trong những lý do khiến chương trình này rơi vào tình trạng “sống dở chết dở” khi thực hiện thí điểm tại quận 6 là do ý thức của người dân chưa được nâng cao. “Rất nhiều người dân vẫn có thói quen bỏ rác chưa đúng chỗ, bởi vậy cần phải có thời gian để họ thay đổi nhận thức và hành vi. Đó cũng là lý do khiến chương trình thí điểm chưa đạt hiệu quả như mong muốn” – ông Lê trung Tuấn Anh, phó phòng Quản lý Ctr (Sở TN&MT), nhận xét. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều người dân cho rằng việc phân loại rác ra làm hai loại hữu cơ và vô cơ rất đơn giản, ít mất thời gian và hầu như ai cũng tự làm được. “phường đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn chúng tôi khá kỹ, bởi vậy việc phân loại rác vô cơ hay hữu cơ để riêng vào các túi tương đối nhanh và dễ dàng” – anh Thái Văn phòng, phường 4, quận 6 nói. Cũng theo anh phòng, khu phố nơi anh ở hầu hết mọi người đều hào hứng với chương trình, chỉ có một vài hộ ở trọ là không thường xuyên phân loại do rác sinh hoạt quá ít. Lý giải việc chương trình không duy trì được lâu dài, nhiều người dân cho rằng họ chỉ có trách nhiệm một phần nào. Còn nguyên nhân chính là do Tp phát động chương trình nhưng chưa có sự đồng bộ giữa các khâu phân loại, vận chuyển, xử lý rác. Bà trần Thị Thủy (phường 9, quận 6) phàn nàn: “Chúng tôi bỏ công phân loại rác để riêng làm hai bịch nhưng khi xe tới lấy rác họ lại quăng chung tất cả vào một thùng, chẳng phân biệt gì. Vậy là công chúng tôi phân loại trở thành vô ích”. phân loại rác, lợi đủ đường Mỗi ngày Tp thải ra khoảng 6.000 tấn rác thải, trong đó lượng Ctr thực phẩm là 4.500 tấn. Theo tính toán của phòng Quản lý Ctr (Sở TN&MT), nếu phân loại Ctr, khối lượng rác mang đi chôn lấp sẽ giảm 4.500 tấn mỗi ngày, tiết kiệm hơn 1 tỉ đồng/ngày tiền xử lý. “Ngoài ra còn có thể giảm đáng kể diện tích đất phục vụ chôn lấp rác và gần 50 triệu đồng tiền chi cho xử lý nước rỉ rác/ngày” – ông Tuấn Anh cho biết thêm. Để tiếp tục chương trình, tháng 5-2010, UBND Tp đã chỉ đạo Sở TN&MT xây dựng đề án triển khai thực hiện phân loại Ctr tại nguồn trên địa bàn Tp. Nội dung đề án cần đảm bảo tính đồng bộ, có lộ trình thực hiện và vận động nhân dân tích cực tham gia. Theo đó, quận 6 sẽ khởi động lại chương trình, đồng thời thí điểm tiếp tại các quận 1, 4, 5, 6, 10 và huyện Củ Chi, sau đó sẽ nhân rộng trên toàn Tp. Sở TN&MT đã có kế hoạch thay đổi toàn bộ hệ thống thu gom hiện hữu, tăng phương tiện, nhân công, số lần thu gom để không lưu chứa rác cách ngày. Theo ông Tuấn Anh, rác thu được sẽ không sợ ùn ứ bởi hiện dự án chế biến Ctr thành phân compost của Công ty Vietstar công suất 600-1.200 tấn/ngày đã đi vào hoạt động. Cuối tháng 6-2010, Công ty VWC cũng sẽ đưa vào hoạt động nhà máy phân compost với công suất 100 tấn/ngày. “Như vậy, các nhà máy này có thể tiếp nhận khối lượng rác đã phân loại tại nguồn không chỉ ở quận 6 mà còn của các quận đang thực hiện thí điểm. Cuối quý I-2011, chương trình sẽ được thực hiện đồng bộ tại sáu quận, huyện đã nêu trên” – ông Tuấn Anh bổ sung. |
Phân loại chất thải rắn tại nguồn: Muốn thành công phải làm đồng bộ
1