Quảng cáo đô thị từ góc nhìn văn hóa

quảng cáo đô thị từ góc nhìn văn hóangày nay, quảng cáo chiếm một vị trí rất đáng kể trong đời sống đô thị nói chung và trong diện mạo kiến trúc thẩm mỹ đô thị nói riêng. có thể nói quảng cáo là một sản phẩm văn hóa chứa nhiều hàm lượng thông tin cần cho cuộc sống. quảng cáo chiếm một phần trong không gian đô thị và có những tác động không nhỏ đến chất luợng cuộc sống. 

quảng cáo – sản phẩm văn hóa trí tuệ.
 
trong thời kỳ đổi mới hội nhập, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, quảng cáo trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn.
 
nhà nước ta có những chính sách pháp luật dành cho quảng cáo bao gồm: 01 pháp lệnh, 02 nghị định, 05 thông tư liên tịch và 32 văn bản pháp luật có những quyết định liên quan đến quảng cáo. phải nói rằng, trong thời gian qua hệ thống văn bản chính trong phạm vi chính sách – pháp luật về quảng cáo và những tổ chức lập ra để quản lý nhà nước, hoạt động sự nghiệp, hiệp hội quảng cáo đã có những tác động phát huy yếu tố tích cực và hạn chế những tiêu cực trong hoạt động quảng cáo, tạo ra môi trường quảng cáo năng động hướng tới sự phù hợp với đời sống xã hội.
 
pháp luật của nhà nước cũng có những quy định nghiêm cấm quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. nghiêm cấm quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường, trật tự giao thông và an toàn xã hội. quảng cáo trên các bảng biểu, panô, màn hình, băng rôn treo, dán, dựng ở ngoài trời phải tuân thủ quy định về quảng cáo và các quy định của pháp luật về xây dựng.
 
 ngày nay, quảng cáo chiếm một vị trí rất đáng kể trong đời sống đô thị nói chung và trong diện mạo kiến trúc thẩm mỹ đô thị nói riêng. có thể nói quảng cáo là một sản phẩm văn hóa chứa nhiều hàm lượng thông tin cần cho cuộc sống. quảng cáo chiếm một phần trong không gian đô thị và có những tác động không nhỏ đến chất luợng cuộc sống. xin được nêu ý kiến trên hai khía cạnh của quảng cáo ở đô thị đó là quảng cáo rao vặt và quảng cáo biển hiệu (quảng cáo tấm lớn). 
 
quảng cáo rao vặt hay rác đô thị?
 
chúng ta thường thấy xuất hiện ở bất cứ đâu tại đô thị những hình thức quảng cáo rao vặt. ðó là quảng cáo rao bán, rao mua bằng loa điện, tờ rơi thả vương vãi, dán trên các cột đèn, biển hiệu tường nhà và những thông tin sơn phét trên tường nhà, tường rào. quảng cáo rao vặt thường gắn liền với bán rong và những hình thức kiếm sống trên hè đường phố. ðây chính là sản phẩm của thời kỳ sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, manh mún, lạc hậu, pha tạp và có phần chụp giật. nó có tác dụng nhất định nhưng cũng gây quá nhiều bất cập cho lối sống công nghiệp và văn minh đô thị hiện nay.
 
quảng cáo đô thị từ góc nhìn văn hóa
quảng cáo tại ngã tư hàng bông – hàng ngang – hà nội
 
thật đáng buồn cho những cột đèn chiếu sáng và nhiều biển hiệu trên đường phố đẹp đẽ bỗng bị ai đó dán chằng, dán đụp nhiều tờ rơi quảng cáo nom rất bẩn mắt, bóc không xuể. ðáng buồn hơn cho tường nhà, tường rào được tạo dáng và sơn sửa đẹp mắt hài hòa với kiến trúc công trình và cảnh quan, sớm mai thức dậy bỗng nhan nhản những dòng chữ sơn đen kịt thông báo địa chỉ khoan cắt bê tông, chống thấm dột, thông tắc cống rãnh, hố vệ sinh. ðó thực sự là những vết bẩn, bôi đen lên bộ mặt thẩm mỹ kiến trúc đô thị. nó làm cho quảng cáo vốn là sản phẩm văn hóa trở thành phản văn hóa lợi ít, hại nhiều, làm ô nhiễm môi trường gây bức xúc cho một bộ phận dân cư đô thị. phải chăng đây cũng là một căn bệnh của văn hóa đô thị nếu không kịp thời và kiên quyết chữa trị e ngày càng trầm trọng thêm và làm cho thành phố ngập ngụa ô nhiễm bởi những “rác quảng cáo vặt”.
 
quảng cáo tấm lớn: xấu đều tốt lỏi.
 
ngày nay trên các tuyến phố, trên các trục đường cửa ngõ vào ra thành phố đều nhan nhản những pa nô, biển hiệu quảng cáo tấm lớn và siêu lớn. góc độ thông tin thương mại hiệu quả đến đâu chưa biết nhưng từ góc nhìn văn hóa việt mà nói thì còn quá nhiều điều phải bàn.trước hết, quy hoạch biển quảng cáo chưa đến tầm hoặc quy hoạch đúng tầm nhưng thực hiện lại tùy tiện nên dễ nhận ra sự chắp vá và thiếu hài hòa, thiếu đồng bộ của những công trình quảng cáo tấm lớn. quảng cáo trên mặt đất ngoài hành lang giao thông thì nhiều nhưng quảng cáo mặt nước ( đường sông, mặt hồ) thì quá ít,  nhiều nơi hầu như không có. không ít những tấm biển quảng cáo chẳng hiểu vô tình hay cố ý đã che kín tầm nhìn, che lấp diện mạo kiến trúc thẩm mỹ của các công trình, các tòa nhà cứ ngang nhiên tồn tại.
 
về kiểu dáng mỹ thuật quá ít những công trình sản phẩm quảng cáo đẹp phù hợp với phong cách việt nam. quá nhiều những công trình quảng cáo lặp lại kiểu dáng nước ngoài (kể cả hình họa và ngôn ngữ) trở nên khiên cưỡng gây phản cảm. quan niệm thẩm mỹ việt “nhất dáng nhì da thứ ba đường nét” ít được các nhà đầu tư, nhà thiết kế, thi công các công trình sản phẩm quảng cáo lưu ý thể hiện.
 
hàng ngang, phố mua sắm hay phố quảng cáo?
 
quảng cáo là lời chào của thương hiệu, là tín hiệu giao đãi của một đô thị phát triển, là nét chấm phá góp phần làm nên bản sắc văn hóa một cộng đồng dân cư mở. chính vì vậy một đô thị xanh, sạch, đẹp phải hướng tới quảng cáo sách, quảng cáo đẹp, quảng cáo đa năng. phải biết lồng ghép quảng cáo hòa đồng với các công trình kinh tế – xã hội của không gian đô thị với cây xanh đô thị, với công viên đô thị. và nếu như một doanh nghiệp muốn quảng bá cho thương hiệu mình lại được phép tạo dựng một đài phun nước, một dàn nước bên bờ hồ, trong công viên, thậm chí trên con sông vắt qua thành phố thì tiện lợi biết bao. tiếc rằng hiện nay chưa có những sự gắn kết hữu ích đó. mong rằng quảng cáo của chúng ta hướng tới những sản phẩm tốt chứ không phải là xấu đều tốt lỏi như hiện nay, và “ rác” do quảng cáo sẽ không còn tồn tại để trả lại cho đô thị bộ mặt kiến trúc đẹp và văn minh.
 
cần có sự gặp gỡ của ba nhà
 
quảng cáo ở việt nam chưa dựa trên nền văn hóa trí thức nên quảng cáo thường mang tính lấy được. hầu như các biển hiệu quảng cáo là chưa hợp lý về tính văn hóa và tính thông tin. nó chưa tạo ra nhịp đập chung với đời sống đô thị. nguyên nhân chính là do sự non kém của nhà mướn quảng cáo, nhà làm quảng cáo và nhà quản lý. ba người này lại chưa chịu gặp gỡ với nhau. do vậy, để quảng cáo làm đẹp cho mỹ quan đô thị và gắn với văn hóa việt nam thì 3 nhà này cần có sự thống nhất về quan điểm và cách làm.
 
ngô quang hưng
phó vụ trưởng vụ vhdt, bộ văn hóa – thể thao – du lịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *