Chỉ cần trực quan cũng rất dễ thấy tất cả các triền đồi ngay trong lòng thành phố Hạ Long, cỏ cây, suối, lạch tự nhiên đã bị thay thế bằng những tòa nhà cao tầng, nhà máy, công xưởng. Thậm chí, có cả những khu dân cư đông đúc, chen chúc quanh các đồi núi cao chênh vênh ở các khu vực Bãi Cháy, Hà Lầm, Hà Tu. Nhà cửa, công trình dày đặc trong trường hợp này chẳng khác gì những vật cản ngoan cố chặn đường nước lũ thoát ra biển.
Đã nhiều năm trôi qua kể từ khi xảy ra sự cố vỡ đập chắn thải xỉ than Khe Rè, thị xã Cẩm phả, Quảng Ninh làm nhiều nhà dân bị chôn vùi, hàng chục hộ khác phải sơ tán tháo thân ngay trong lúc mưa to gió lớn, tại các khu vực khai thác mỏ trải rộng 4 huyện, thị xã, thành phố: Đông triều, Uông Bí, Hạ Long và Cẩm phả đang tiếp tục mọc lên hàng loạt công trình phục vụ khai thác than như bãi thải, đập chắn thải, moong nước, suối thải, đường lò hoang v.v… Thế rồi, xung quanh chúng chẳng biết từ lúc nào đã hình thành vô số nhà dân với đủ kiểu quy mô, kiên cố và tạm bợ đều có. Điều đáng sợ nhất của các chủ hộ là họ không biết phải đối đầu với lũ quét, sạt lở đất đá như thế nào, đành phó mặc cho… số phận. Lũ quét, sạt lở đất, đá đã không còn xảy ra ở vùng sâu, vùng núi mà ngay cả nội thị Tp Hạ Long, mỗi khi có lượng mưa hơi lớn là không ít người đã phải nơm nớp âu lo. Bởi sạt lở đất đá tại các triền đồi, các điểm dốc ta luy chân cầu Bãi Cháy đã không còn là chuyện thiên tai bất ngờ nữa. Cứ mưa lớn là sạt, mưa nhỏ kéo dài là lở, năm nào cũng có tổn hại về người và của. Năm 2010 này, mới bước vào trận mưa đầu mùa ngày 10/5 vừa qua, tại công trình xây dựng khách sạn Hạ Long Star (do Công ty Cp Du lịch và Dịch vụ Sao Hạ Long làm chủ đầu tư), 11 ngôi nhà của các hộ dân khu vực chân mái ta luy công trình (thuộc tổ 4, khu 1, phường Bãi Cháy) đã bị nước mưa xói tróc trơ nền móng, nhiều ngôi nhà đã có dấu hiệu chuyển động nghiêng, như thể không thể tự chống đỡ và có thể đổ sập bất kỳ lúc nào. Ngay sau đó, lãnh đạo tỉnh và Tp Hạ Long đã đến hiện trường kiểm tra, xem xét, xác định lỗi chính là do đơn vị thi công đã không thực hiện đầy đủ quy trình đăng ký thiết kế và xây dựng, không có giải pháp an toàn trong tình huống sạt lở do mưa, không có bảo vệ các công trình nhà dân liền kề khi xảy ra tình huống xấu.
Chỉ cần trực quan cũng rất dễ thấy tất cả các triền đồi ngay trong lòng thành phố, cỏ cây, suối, lạch tự nhiên đã bị thay thế bằng những tòa nhà cao tầng, nhà máy, công xưởng. Thậm chí, có cả những khu dân cư đông đúc, chen chúc quanh các đồi núi cao chênh vênh ở các khu vực Bãi Cháy, Hà Lầm, Hà Tu. Nhà cửa, công trình dày đặc trong trường hợp này chẳng khác gì những vật cản ngoan cố chặn đường nước lũ thoát ra biển. Song nếu có chậm thì nước cũng khó thoát được vì cả một vùng bờ bãi tự nhiên ven biển từ cột 3 đến cột 8 đã bị san lấp thành mặt bằng đô thị từ lâu. Với cách mở mang đô thị kiểu này, Tp Hạ Long giờ đây chẳng khác gì một thung lũng, là túi đựng nước mỗi khi có mưa to. Ở các vùng núi, kinh nghiệm xương máu đã từng xảy ra, công tác quy hoạch, di dời người dân vùng nguy hiểm ra nơi an toàn là vấn đề quan trọng hàng đầu. Song đến năm 2009, cả huyện Tiên Yên mới chỉ có 69 hộ gia đình được di chuyển đến nơi ở mới với tổng kinh phí 1,85 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh là 1,775 tỷ đồng; còn lại ngân sách huyện và Hội Chữ thập đỏ huyện hỗ trợ. Và chỉ là khúc dạo đầu của mùa mưa năm nay, đã xuất hiện nhiều vết nứt sâu đến 2,5m, dài trên 40m, rộng khoảng 60cm tại khu Nhà trắng, phố Long Thành, thị trấn Tiên Yên. Điều đáng lo ngại là các vết nứt này ngày càng có xu hướng mở rộng về phía các nhà dân. Nhà xa nhất chỉ cách các vết nứt 45m, nhà gần thì chưa đầy 15m. trong khi đó, hàng trăm hộ dân khác, nhất là bà con dân tộc thiểu số, đồng bào nghèo vùng sâu, vùng xa hiện vẫn đang sống trong vùng nguy hiểm nhưng ngân sách có hạn nên chưa thể “với” tới đối tượng này. Thiết nghĩ, Quảng Ninh cần phải xây dựng bài bản, lâu dài những phương án đối phó với mưa gió, bão lũ trong điều kiện thực tế hiện nay. trước mắt, hiện đang là thời điểm “chính vụ” mưa, lại có rất nhiều “đại công trình” đang trong giai đoạn thi công mà hầu hết các chủ đầu tư chẳng hề quan tâm đến việc công trình của mình có tác hại, ảnh hưởng, cản trở gì không nếu xảy ra lũ, sạt. Đây là tồn tại chủ quan mà chính quyền, các cấp, ngành cần tập trung chấn chỉnh, cần chuẩn bị trước các tình huống phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tính mạng người dân. |
Quảng Ninh: Nguy cơ sạt lở ở nhiều khu vực
9