Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Bồi thường nhà nước: Để người bị thiệt hại thực hiện tốt hơn quyền được bồi thường

sáng 3/11, quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo luật bồi thường nhà nước.
 
đa số ý kiến của các đại biểu quốc hội đều nhất trí với việc cần thiết phải ban hành luật bồi thường nhà nước. thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra và thực tiễn thi hành cho thấy pháp luật trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập; chưa đầy đủ và đồng bộ, thiếu cụ thể, thiếu tính khả thi. đồng thời, việc ban hành luật bồi thường nhà nước cũng nhằm thực hiện nghị quyết số 48-nq/tw ngày 24/5/2005 của bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật việt nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
 
đóng góp ý kiến vào tên gọi của dự thảo luật, đại biểu đặng văn khanh (hà nội) và một số đại biểu khác cho rằng tên gọi của dự thảo luật là luật bồi thường nhà nước là chưa sát với nội dung điều chỉnh của dự thảo luật; đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu để có tên luật sát với nội dung điều chỉnh hơn. với tên gọi như dự thảo luật có thể dẫn đến một cách hiểu khác là luật này quy định trách nhiệm bồi thường của cá nhân, tổ chức gây ra thiệt hại đối với nhà nước. trái với ý kiến này, đại biểu phạm thị loan (hà nội) lại tán thành với tên gọi của dự thảo luật vì tên gọi này ngắn, gọn và cũng phù hợp với phạm vi điều chỉnh và nội dung của dự thảo luật.
 
về phạm vi điều chỉnh dự thảo luật quy định trách nhiệm bồi thường của nhà nước đối với các thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra cho cá nhân, tổ chức trong ba lĩnh vực hoạt động chủ yếu của nhà nước là: (1) quản lý hành chính nhà nước; (2) tố tụng và (3) thi hành án, đại biểu nguyễn thị hoa (hà nội) cho rằng nếu phạm vi điều chỉnh của luật quá rộng thì luật khó có tính khả thi vì vậy đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu kỹ. đại biểu phạm thị loan (hà nội) đề nghị phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật bao gồm cả các hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.
 
nội dung trách nhiệm bồi thường của nhà nước đối với thiệt hại do người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật gây ra, tờ trình của chính phủ cho rằng trong điều kiện hiện nay, chưa nên quy định trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do người thi hành công vụ không thực hiện công vụ (không hành động). đại biểu phạm thị loan lại đề nghị cần phải quy định nội dung này trong dự thảo luật để tránh tình trạng quan liêu, vô trách nhiệm của người thi hành công vụ đối với người dân.
 
về thẩm quyền xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường quy định tại 29 và điều 50 của dự thảo luật thì trong trường hợp người bị thiệt hại không xác định được cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường thì họ có thể yêu cầu bộ tư pháp và ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trong hoạt động hành chính và thi hành án) hoặc viện kiểm sát nhân dân tối cao (trong hoạt động tố tụng) xác định cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường. đại biểu đặng văn khanh đề nghị phải quy định cụ thể nội dung này trong luật để bảo đảm mọi trường hợp đều xác định được cơ quan có trách nhiệm bồi thường, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan có liên quan.
 
xung quanh nội dung thời hiệu yêu cầu bồi thường nhà nước, đại biểu phạm thị loan đề nghị xác định thời hiệu yêu cầu bồi thường nhà nước trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định có hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ, người bị thiệt hại có quyền gửi đơn yêu cầu bồi thường nhà nước đến cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước. đại biểu cho rằng hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là căn cứ quan trọng để cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước thực hiện việc giải quyết bồi thường. việc xác định thời hiệu yêu cầu bồi thường nhà nước là 2 năm, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định có hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ sẽ tạo điều kiện cho người bị thiệt hại bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của mình vì trong nhiều trường hợp, thời gian thực hiện việc xác định có hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ là rất dài./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *