Quốc hội tiếp tục thảo luận hiệu quả kinh doanh của khối DN nhà nước

một trong những vấn đề được hầu hết các đại biểu quốc hội (đbqh) quan tâm khi thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2008, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2009 hôm qua (28/10) là vai trò của các tập đoàn, tcty nhà nước đối với kiềm chế lạm phát. đb đỗ mạnh hùng (thái nguyên) cho rằng, cơ chế điều hành, sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp nhà nước là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát trong thời gian qua. theo ông hùng, “các tập đoàn, tcty này nắm giữ nguồn vốn rất lớn (76 tập đoàn được giao 403 ngàn tỷ, được vay thêm trên 500 ngàn tỷ) nhưng hiệu quả kinh doanh thấp, tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt trên 17%, thấp nhất trong các khối doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… trong khi đó, các doanh nghiệp này lại đầu tư ồ ạt ra ngoài lĩnh vực: chứng khoán, ngân hàng, bất động sản làm thiếu vốn cho sản xuất, mất cân đối nên kinh tế, là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát…”.

quốc hội tiếp tục thảo luận về thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội: bức xúc về hiệu quả kinh doanh của khối dn nhà nước

đồng tình với nhận xét này, đb triệu sỹ lầu (cao bằng) chỉ thêm rằng: lạm phát không chỉ bắt nguồn từ các ngân hàng mà còn từ sự đầu tư tràn lan của các tập đoàn, tcty nhà nước. ông đề xuất, cần làm ngay việc rà soát và chấn chỉnh hoạt động của tập đoàn, tcty nhà nước, nếu không công sức chống lạm phát trong thời gian qua là vô nghĩa.

đb nguyễn văn nhượng (quảng bình) cũng lưu ý, trong dư luận của nhân dân, có nhiều người còn băn khoăn về khả năng trả nợ của các doanh nghiệp nhà nước, các tcty lớn, có người còn băn khoăn cả chuyện bảo lãnh của chính phủ, bảo lãnh vốn vay của một số tập đoàn lớn, nếu như không có hiệu quả thì phải làm như thế nào, vì thu hút vốn vào đây rất lớn. vì thế, đb nguyễn văn nhượng đề nghị cần sớm đưa việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các tập đoàn, tcty nhà nước vào chương trình giám sát của quốc hội.

cần cơ cấu lại nền kinh tế, bội chi ngân sách còn cao

đb nguyễn tiến dĩnh  (hà nội) chỉ ra rằng, bội chi ngân sách còn cao, ta chưa kiên quyết cắt giảm hoặc đầu tư còn dàn trải, kém hiệu quả, cho nên nhập siêu và bội chi ngân sách lớn cũng đã tác động đến lạm phát. ông dĩnh cũng nhắc lại tình trạng buông lỏng trong quản lý, “để các tập đoàn, tcty đầu tư vào các lĩnh vực không đúng ngành”. vì vậy, ngoài 8 giải pháp lớn mà chính phủ đã đề ra để thực thi phát triển kinh tế – xã hội năm 2009, ông dĩnh đề nghị cần làm tốt hơn công tác dự báo chiến lược; tập trung cơ cấu lại nền kinh tế, nhanh chóng phát triển các ngành sản xuất chế biến, để chủ động các nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, kiên quyết điều hành giảm nhập siêu.

theo ông dĩnh, chỉ tiêu bội chi trong năm 2009 nên thấp hơn 4,5%; có thể tiến tới chúng ta cố gắng bội chi dưới 4%. ông cũng đề xuất một loạt giải pháp cụ thể để thực hiện như: quản lý thật tốt giá các sản phẩm đối với các sản phẩm do các tập đoàn, tcty sản xuất ra, nhất là vấn đề điện, than; tiếp tục tăng cường đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là lĩnh vực chế biến nông sản; nghiên cứu có chính sách đền bù đất đai hợp lý; đặc biệt quan tâm giải quyết việc làm cho nông dân khi mất đất.

cần tập trung đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn

về vấn đề nông nghiệp, nông thôn hiện nay, đb dương kim anh (trà vinh) đề nghị chính phủ quan tâm hơn đầu tư cho khu vực nông thôn vì đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn là khu vực có nhiều rủi ro, chi phí cao, sinh lợi thấp, cơ sở vật chất hạ tầng nông nghiệp, nông thôn yếu kém, trình độ dân trí thấp, lao động đông, giá rẻ nhưng là lao động phổ thông, hơn 90% chưa qua đào tạo, do vậy các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước không dám mạo hiểm đầu tư vào khu vực nông thôn.

đb nguyễn thanh tân (hà tĩnh) cho rằng, trong năm vừa qua, sản xuất lương thực được mùa, nhưng nhiều hộ nông dân bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, lạm phát tăng cao làm cho phần lớn nguyên, nhiên vật liệu, giá vật tư, giá phân bón, thức ăn chăn nuôi… tăng cao. cùng với đó, các giải pháp cho nông nghiệp hiện nay vẫn còn manh mún. việc quy hoạch vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm vẫn không được thực hiện một cách quy củ. vì thế, nhà nước cần có các biện pháp giúp nông dân tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để duy trì và đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh; ưu tiên các giải pháp đẩy mạnh sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản tạo điều kiện thuận lợi để nông dân có tích lũy từ sản xuất nông nghiệp.

theo số liệu của tổng cục thống kê tính đến ngày 1/1/2007 số doanh nghiệp hoạt động tại khu vực nông nghiệp, nông thôn là 39.414 doanh nghiệp, chiếm 30% trong tổng số 131.332 doanh nghiệp hoạt động trên cả nước, nhưng xét về quy mô vốn của doanh nghiệp khu vực nông nghiệp, nông thôn chỉ chiếm 15,8% tổng vốn của khu vực doanh nghiệp và chỉ bằng 18,7% tổng vốn của các doanh nghiệp khu vực thành thị. do vậy theo đb kim anh, chỉ có nhà nước tập trung đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thì mới vực khu vực này phát triển và người dân mới có cơ hội được hưởng thụ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *