Nhiều nhà đầu tư đang hy vọng những sửa đổi mới của pháp luật về quy định cụ thể hơn về việc Việt kiều sở hữu nhà ở tại Việt Nam sẽ tạo ra một hấp lực mới cho thị trường BĐS trong nước.
Một tâm trạng phấn khởi Theo luật sư trương Thị Hòa thì đối tượng người Việt Nam được mua nhà theo quy định mới này là rất nhiều, không chỉ có công dân Việt Nam ở nước ngoài mà cả người gốc Việt Nam (quốc tịch theo huyết thống). Ông trần Hòa phương, phó chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết, hiện có khoảng 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó chỉ mới có 1,7% là xin thôi quốc tịch. Căn cứ để xác định có quốc tịch Việt Nam đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 1/7/2009 và đã đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam trong thời hạn 5 năm (từ 1/7/2009 đến ngày 1/7/2014). Luật sư Hòa cho biết thêm, điều kiện chung của tất cả đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam là “được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên”. Với những sửa đổi mới về Luật Quốc tịch và Luật Nhà ở như hiện nay, bà Hòa phấn khởi cho rằng “rất dễ để Việt kiều có đủ điều kiện để mua nhà vì pháp luật trong vấn đề này đã đồng bộ”.
Thực tế có phải vậy? Từ góc nhìn của các Việt kiều, có lo ngại rằng: khi họ đăng ký lại quốc tịch Việt Nam thì quyền lợi của họ ở nước sở tại có thể bị ảnh hưởng, lúc đó thì các cơ quan đại diện của Việt Nam có biện pháp nào để bảo hộ hay không? Hay xác định thế nào là BĐS với mục đích để ở? Có được mua bằng hình thức trả góp không?… trước những thắc mắc này, đại diện các cơ quan chức năng thừa nhận, hiện vẫn phải chờ các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn để thực thi các quy định mới của Luật Quốc tịch, Luật Nhà ở và Luật Đất đai. Ngay Nghị định số 78/2009/NĐ-Cp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam có hiệu lực từ ngày 10/11/2009 cũng phải chờ thông tư hướng dẫn. Do đó, có thể thấy những Việt kiều muốn xin giữ quốc tịch Việt Nam để mua nhà sẽ còn nhiều trăn trở. Nhiều nhà đầu tư và chuyên gia cũng nhận định sẽ không có làn sóng đầu cơ, đẩy giá nhà lên cao vì thị trường nhà đất ở Việt Nam. Một nhà đầu tư đưa ra vấn đề là thị trường BĐS Việt Nam hiện nay đang bị méo mó do giá đất bị đẩy lên quá cao, hơn mức giá của nhiều nước, trong đó có Mỹ (nơi có số lượng Việt kiều đông nhất). Vậy liệu nhà đầu tư có bán được cho Việt kiều? Bà Đỗ Thị Loan, Tổng thư ký Hiệp hội BĐS cho biết, qua công tác nắm tình hình cho biết nhiều Việt kiều ở Đông Âu, Mỹ, Australia rất quan tâm đến việc mua nhà ở Việt Nam. Tuy nhiên, bà Loan cũng đồng tình với ý kiến giá nhà ở Việt Nam còn cao, trong khi giá nhà ở Mỹ rẻ hơn. Vì vậy, các nhà cung cấp trong nước phải có chính sách đón đầu với giá cả hợp lý. Có thể nhận định, Việt kiều không phải ai cũng giàu, nhiều người còn nghèo, vẫn phải đi thuê nhà để ở tại nước sở tại. Hơn nữa, hiện nay thị trường BĐS còn được điều chỉnh bằng luật thuế thu nhập cá nhân nên khó có thể nói Việt kiều mua nhà sẽ thổi bùng lên thị trường BĐS. Ông trần Hòa phương cho biết, thống kê trong 5 năm từ năm 2004 đến năm 2009, mới chỉ có 140 trường hợp Việt kiều đứng tên mua nhà ở Việt Nam. Tuy nhiên, Hiệp hội BĐS lưu ý các nhà đầu tư, khi các điều kiện cho Việt kiều đứng tên mua nhà trở nên dễ dàng thì sẽ có 2 bộ phận, một bộ phận là những người bây giờ mới tìm hiểu để mua nhà, còn bộ phận còn lại là những người đã mua nhà và nhờ người thân đứng tên bây giờ chuyển tên người sở hữu (mà bộ phận này khó mà xác định được là bao nhiêu). Đây cũng là một bài toán khó cho các nhà đầu tư để xác định dung lượng của thị trường mới này. |
Sẽ xuất hiện làn sóng đầu cơ, đẩy giá ?
8
Bài trước