nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư của nhà nước đối với các công trình xây dựng cơ bản, trong năm 2009, tỉnh thái nguyên kiên quyết không khởi công dự án mới nếu chưa cân đối được nguồn vốn, không bố trí vốn cho các dự án đã vượt quá thời gian đầu tư theo quy định, tiếp tục khống chế đầu tư dàn trải, giãn tiến độ các dự án chưa thực sự cấp bách, hoãn xây dựng trụ sở các cơ quan, hội trường, bảo tàng, nhà văn hóa… dự kiến năm 2009, tổng nguồn vốn xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh thái nguyên là hơn 740 tỷ đồng, trong đó nguòn ngân sách tập trung 185 tỷ đồng, nguồn hỗ trợ có mục tiêu gần 178 tỷ đồng, nguồn thu cấp quyền sử dụng đất 145 tỷ đồng…trong năm 2008, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở thái nguyên lên tới 1.149 tỷ đồng, phân bổ cho 310 dự án. về cơ bản công tác quản lý đầu tư đã được chấn chỉnh, số nợ xây dựng cơ bản giảm, việc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm theo hướng “đầu tư để thu hút đầu tư”…tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện các dự án vẫn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập như: năng lực của chủ đầu tư yếu nên không nắm được thủ tục và tiến độ thực hiện dự án, việc thanh toán vốn các chương trình mục tiêu rất chậm, ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát thanh toán, giảm hiệu quả sử dụng vốn, các đơn vị tư vấn chưa thường xuyên thực hiện giám sát thi công, khối lượng nợ xây dựng cơ bản đến cuối năm vẫn còn tới 112,3 tỷ đồng…/. |