Trang chủ » Tham gia ý kiến dự thảo Thông tư mới thay thế TT số 33/2007/TT-BTC và TT số 98/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính

Tham gia ý kiến dự thảo Thông tư mới thay thế TT số 33/2007/TT-BTC và TT số 98/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính

bởi Kien Truc - Kientruc.vn
0 comments











BỘ XÂY DỰNG


 


Số: /BXD-KTXD


V/v: Tham gia ý kiến dự thảo Thông tư mới thay thế  TT số 33/2007/TT-BTC và TT số 98/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


 


 


Hà Nội, ngày    tháng    năm 2009


Kính gửi: Bộ Tài chính




Phúc đáp Văn bản số 9612/BTC-ĐT ngày 06/07/2009 của Bộ Tài chính về việc tham gia ý kiến sửa đổi Thông tư 33/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 và Thông tư 98/2007/TT – BTC ngày 09/8/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước. Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:


Về cơ bản dự thảo Thông tư mới về hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước được xây dựng trên nền Thông tư số 33/2007/TT-BTC và Thông tư số 98/2007/TT-BTC. Do vậy, nội dung dự thảo Thông tư mới đã tương đối đầy đủ, giải quyết được một số những vướng mắc trong quá trình quyết toán dự án hoàn thành trong giai đoạn hiện nay (như 6 điểm cụ thể đã được đề cập trong văn bản số 9612/BTC-ĐT). Tuy nhiên, để hoàn chỉnh dự thảo, Bộ Xây dựng có một số góp ý cụ thể sau:




1. Phần I – Quy định chung:



Điểm 2: Đề nghị sửa lại là “… Đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt”;



2. Mục IV – Về thẩm quyết toán dự án hoàn thành:



Đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Tài chính: trường hợp công trình có thời gian xây dựng kéo dài, có nhiều hạng mục độc lập, nhiều gói thầu độc lập, cần phải quyết toán ngay để làm cơ sở thanh toán hợp đồng cho Nhà thầu, nên quy định: người được Thủ tướng Chính phủ giao làm Chủ đầu tư căn cứ kết quả kiểm toán phê duyệt quyết toán các hạng mục, gói thầu. Khi dự án kết thúc, chủ đầu tư tổng hợp quyết toán toàn bộ dự án để Bộ Tài chính thẩm tra phê duyệt.



3. Mục V- Kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành:



Bổ sung thêm mục quy định rõ kết quả kiểm toán là căn cứ pháp lý để cơ quan thẩm tra phê duyệt quyết toán thẩm tra, phê duyệt quyết toán.



4. Mục VI- Thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành:



– Khoản 1.1: nội dung thẩm tra đối với dự án đã thực hiện kiểm toán quyết toán nên sửa lại như sau:



+ Căn cứ Hồ sơ báo cáo quyết toán của Chủ đầu tư trình như mục III; (trong trường hợp này Báo cáo quyết toán cần nêu rõ là báo cáo quyết toán chưa được chỉnh sửa theo kết luận Kiểm toán)



+ Căn cứ kết quả kiểm toán quyết toán nêu tại Báo cáo kết qủa kiểm toán, báo cáo quyết toán dự án đầu tư hoàn thành; Cơ quan (đơn vị) thẩm tra quyết toán thực hiện thẩm tra theo các nội dung sau:



+ Kiểm tra sự phù hợp việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, những căn cứ pháp lý mà kiểm toán viên sử dụng để kiểm toán dự án.



+ Kiểm tra tính tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành và các nội dung cụ thể nêu tại Điểm 2, mục VI dưới đây của Báo cáo kết quả Kiểm toán dự án hoàn thành; nếu đã phù hợp so với quy định thì được lấy nguyên kết quả kiểm toán là kết quả thẩm tra; nếu chưa đảm bảo yêu cầu so với quy định, còn có những sai sót làm thất thoát vốn đầu tư, thì cơ quan thẩm tra có quyền yêu cầu Nhà thầu kiểm toán giải trình và thực hiện kiểm toán bổ sung. Tuy nhiên, trường hợp có sự không thống nhất ý kiến  giữa Cơ quan thẩm tra và Nhà thầu kiểm toán thì kết quả thẩm tra quyết toán của đơn vị thẩm tra là căn cứ để cơ quan thẩm tra phê duyệt quyết toán.



+ Xem xét những kiến nghị, những nội dung có quan điểm khác nhau giữa Chủ đầu tư và nhà thầu kiểm toán.



+ Xem xét những kiến nghị, những nội dung có quan điểm khác nhau giữa Nhà thầu kiểm toán và Kiểm toán Nhà nước (nếu có)



+ Xem xét việc chấp hành của Chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận của các cơ quan Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán Nhà nước (nếu có).



– Khoản 2: Trình tự thẩm tra và nội dung Báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành:



+ Điểm c: Thẩm tra các trường hợp phát sinh ngoài hợp đồng:



Đề nghị khi thẩm tra các trường hợp khối lượng công việc phát sinh của từng loại hợp đồng tại các điểm b1, b2, b3 thực hiện theo như Điều 27 của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP.



5. Về điều chỉnh chi phí kiểm toán, chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán:



Cần quy định thêm trường hợp khi Báo cáo quyết toán đã được Kiểm toán Nhà nước thực hiện nhưng chưa đầy đủ, cần thuê kiểm toán độc lập kiểm toán bổ sung; hoặc cơ quan thẩm tra quyết toán tự thực hiện thẩm tra phần bổ sung, thì chi phí kiểm toán, chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán của dự án được điều chỉnh và quy định cách tính cho phần kiểm toán  và thẩm tra bổ sung như thế nào.



6. Biểu mẫu báo cáo quyết toán:



– Ngoài các biểu mẫu quy định trong Thông tư 33/2007/TT-BTC phục vụ cho việc lập quyết toán (biểu 01 đến 10/QTDA), nên bổ sung biểu mẫu “ Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán theo nội dung chi phí”, trong đó liệt kê các nội dung chi theo đầu mục đã được phê duyệt trong tổng mức đầu tư, tổng dự toán, bao gồm các thành phần chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn và chi khác.



Trên đây là một số ý kiến góp ý của Bộ Xây dựng. Đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu tổng hợp để hoàn chỉnh Thông tư trước khi ban hành.








Nơi nhận:


– Như trên


– Lưu: VP, Vụ KTXD, Vu KHTC


 


KT.BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng


 


đã ký


 


 


 


Trần Văn Sơn

Có thể bạn cũng thích

Về chúng tôi

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

@2024 – All Right Reserved kientruc.vn.