Thừa Thiên- Huế: Sạt lở bờ biển, bờ sông gia tăng và phức tạp

theo đánh giá mới nhất của ubnd tỉnh thừa thiên- huế, hiện nay tình trạng sạt lở bờ biển và bờ sông trên địa bàn tỉnh gia tăng, thường xuyên và phức tạp, đặc biệt tại khu vực vùng biển thuận an – hòa duân và cửa tư hiền.
 
vùng biển hải dương – thuận an – hòa duân (thuộc hai huyện hương trà và phú vang) trong 10 năm trở lại đây bị xâm thực và sạt lở nặng nề. bình quân hàng năm biển lấn sâu vào đất liền khoảng 5m đến 10m, có nơi sâu vào đất liền 30m. đặc biệt tại khu vực hải dương – hòa duân, sạt lở diễn ra nghiêm trọng, biển xâm thực sâu hơn 100m, trên tổng chiều dài 4 km, làm hư hại các công trình hạ tầng cơ sở nhà nước và nhân dân, làm sập đổ cột đèn hải đăng, hàng loạt nhà nghỉ bãi tắm thuận an, nhà ở của dân bị cuốn trôi ra biển, đe dọa đến tính mạng và tài sản của hơn 1.000 hộ dân trong khu vực. cửa tư hiền (huyện phú lộc) bị biến động bởi những bồi xói cục bộ diễn ra mạnh mẽ. tại thôn phú an, xã vinh hiền, xói lở diễn ra trên chiều dài 440m, diện tích sạt lở 0,76ha và tốc độ xói trung bình khoảng 17m/năm. đoạn bờ đối diện với đoạn bờ thôn phú an qua lạch cửa tư hiền cũng bị sạt lở, diện tích là 0,5ha, chiều dài 200m, tốc độ xói trung bình là 25m/năm. gần đây lại xuất hiện những điểm xói lở mới tại thôn tân lập, xã quảng công (huyện quảng điền) và tại xã vinh hải (huyện phú lộc) làm cho tình hình xói lở bờ biển càng thêm phức tạp.
 
bên cạnh đó, tình trạng sạt lở bờ các con sông trên địa bàn tỉnh thừa thiên- huế với tổng chiều dài lên trên 36km, tập trung chủ yếu dọc theo sông bồ, sông hương, sông truồi, ảnh hưởng đến 2.419 hộ. đặc biệt là sạt lở hệ thống sông hương làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan và di tích văn hóa lịch sử quan trọng của tỉnh. trên sông hương, những điểm sạt lở nghiêm trọng là những nơi thường xảy ra lũ quét, nhất là những đoạn sông qua bảng lảng, dương hoà, hương hồ, hương thọ.
 
phó chủ tịch ubnd tỉnh thừa thiên- huế nguyễn văn cao đánh giá: việc khắc phục tình trạng xói lở bờ biển, bờ sông chỉ mới dừng ở việc đánh giá, khắc phục cục bộ, chưa có giải pháp đồng bộ cho vấn đề này vì rất tốn kém. biện pháp kiên quyết của địa phương hiện nay là tổ chức di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm. thời gian qua đã có trên 508 hộ dân phải di dời để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản…/.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *