trong một tháng (từ 21/10/2008 đến 21/11/2008), thống đốc ngân hàng nhà nước đã có 3 quyết định liên tiếp để hạ lãi suất cơ bản. tuy nhiên, tiếp tục hạ lãi suất cơ bản là sự lựa chọn hợp lý của ngân hàng nhà nước nhằm tạo thực lực có tính nền tảng cho sự khởi sắc tiếp theo của nền kinh tế trong cơn giảm phát, suy thoái toàn cầu. hiếm có một công cụ điều hành chính sách nào lại có tác động nhanh, mạnh đến cả nền kinh tế như công cụ điều hành lãi suất cơ bản từ ngân hàng nhà nước. mỗi một thông điệp về lãi suất cơ bản nâng hay hạ đều có ảnh hưởng lớn lao đến cả nền kinh tế, từ chống lạm phát cho đến chặn đà giảm phát. sự tác động rõ rệt này, có khởi nguồn từ sự đổi thay cơ bản về cách thức điều hành lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước. với sự chỉ đạo của thủ tướng, theo đó bằng quyết định số 16, ban hành ngày 16/5/2008 của ngân hàng nhà nước thì từ ngày 19/5/2008, những hoạt động huy động và cho vay vốn của các tổ chức tín dụng sẽ tuân theo và bị khống chế mức trần trên cơ sở của lãi suất cơ bản. “trần” sẽ khống chế lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng, cụ thể không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố hàng tháng. nắm trong tay công cụ đầy quyền năng này, mỗi một thông điệp điều chỉnh lãi suất cơ bản từ thống đốc ngân hàng nhà nước nguyễn văn giàu đều có những tác động lớn lao. sự quay đầu đột ngột của nền kinh tế thế giới trong những tháng cuối năm 2008 khi thế giới từ nỗ lực chống lạm phát chuyển sang nỗ lực chặn đà giảm phát và suy thoái khiến hàng loạt các quốc gia, cường quốc kinh tế ngay lập tức phải dùng đến công cụ quyền năng điều hành lãi suất cơ bản của mình để ứng biến với những chuyển biến mau lẹ của tình hình, dưới tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính của hoa kỳ. hạ lãi suất cơ bản được coi là phương cách hữu hiệu nhất trong nhiều phương cách để cứu vãn tình hình. việt nam cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng với những biến chuyển xấu của nền kinh tế toàn cầu. trong bối cảnh bẻ lái đột ngột của kinh tế toàn cầu, với nền kinh tế việt nam, một sự bẻ lái tương thích không có công cụ điều hành nào thích hợp là linh hoạt hơn công cụ điều hành lãi suất cơ bản từ ngân hàng nhà nước. chưa khi nào, trong một thời gian kỷ lục ngắn ngủi của một tháng (từ 21/10/2008 đến 21/11/2008), thống đốc ngân hàng nhà nước đã có 3 quyết định liên tiếp để hạ lãi suất cơ bản, từ mức đỉnh 14% (tương ứng mức trần cho vay tối đa 21%/năm) xuống còn 11% (tương ứng mức trần cho vay tối đa 16,5%/năm). theo nhận định của một số doanh nhân, những động thái từ thống đốc ngân hàng nhà nước cho thấy những sâu sát trong điều hành lĩnh vực nhạy cảm bậc nhất là thị trường tài chính, tiền tệ của ngân hàng nhà nước. tuy nhiên, mức lãi suất cho vay tối đa 16,5%/năm trên cơ sở của lãi suất cơ bản 11%/năm vẫn là mức mà nhiều doanh nhân không dám mạo hiểm vay vào để sản xuất kinh doanh trong bối cảnh giảm phát, suy thoái kinh tế như hiện nay. cũng có nhận định, luồng tiền hiện nay đang được dồn chủ yếu để mua lại trái phiếu bán ra từ các tổ chức, định chế tài chính ngoài nước, luồng vốn thực sự chảy vào nhằm bơm cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thực sự còn rất hạn chế. sự hạn chế này có yếu tố của lãi suất vẫn còn cao và cũng có yếu tố của điều kiện vay vốn vẫn bị siết chặt. tiếp tục hạ lãi suất cơ bản có lẽ là lối đi cần thiết để kích thích nền kinh tế tăng trưởng thông qua việc dẫn vốn vào kênh sản xuất trực tiếp và đẩy mạnh xuất khẩu. bóng ma của lạm phát thời gian qua vẫn là nỗi ám ảnh và từng gây hệ lụy xấu cho cả nền kinh tế. tuy nhiên, không vì nỗi lo này mà chúng ta duy trì mức lãi suất cơ bản còn quá cao. sẽ là rất cao nếu chúng ta so sánh mức lãi suất cơ bản với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, thường mức lãi suất cơ bản hiện tại vẫn cao hơn các nước gấp nhiều lần. vấn đề ở đây, theo một chuyên gia kinh tế, chúng ta cần hướng luồng tiền để bơm đúng địa chỉ vào lĩnh vực sản xuất trực tiếp và xuất khẩu. cần kiểm soát chặt chẽ dòng tiền có thể hướng vào lĩnh vực đầu tư mạo hiểm chứng khoán, vàng – vốn đã gây tổn thất lớn với vô số các nhà đầu tư, tổ chức cũng như cá nhân. khi kênh hút vốn như bất động sản gần như đóng băng, cùng với mức dư nợ theo công bố lên tới 7 tỷ usd hoặc kênh găm vốn đầu cơ xăng dầu cũng đến hồi thoái trào bởi giá dầu thế giới liên tục hạ thì vấn đề kiểm soát luồng tiền rót vào chứng khoán, vàng có thể gây tổn thất lớn vì sự chông chênh, bất trắc như thời gian qua cần có sự chú tâm đặc biệt. đây cũng là cách phòng, kiểm soát từ xa bóng ma lạm phát bởi những dòng tiền, nhất là dòng tiền có nguồn gốc do nhà nước quản lý thông qua các ngân hàng thương mại do nhà nước sở hữu hoặc nhà nước giữ vai trò chi phối được dồn vào những lĩnh vực đầu tư mạo hiểm qua những hình thức cho vay sản xuất – kinh doanh nhưng thực chất chúng được rót trở lại vào chứng khoán và đầu cơ vàng. với những vòng quay vốn cực nhanh, quy mô vốn lớn ở hai lĩnh vực mạo hiểm này sẽ là một mối nguy lớn cho những hiểm họa nếu thay vì hướng vào dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp cho sản xuất, xuất khẩu thì luồng tiền lại được rót trở lại vào thị trường chông chênh bất trắc như chứng khoán, vàng. sự tổn thất nguồn lực của vô số các nhà đầu tư ở những lĩnh vực đầu tư mạo hiểm trên trong thời gian qua đã để lại cho chúng ta những bài học lớn. con số các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang điêu đứng, thậm chí phá sản do không chịu nổi nhiệt của đòn giáng lãi suất cao hoặc không thể tiếp cận được vốn vay thời gian qua thực sự là bao nhiêu, hẳn sẽ không bao giờ có một con số chính xác. phía các chủ nhà băng sẽ là một con số khác. phía hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng sẽ là một con số khác. ở vị trí cần phải có sự trung dung như ngân hàng nhà nước – giữa một bên là các ông chủ nhà băng cho vay vốn (luôn có xu hướng đẩy lãi suất tăng) và bên đi vay (luôn có xu hướng mong lãi suất hạ thấp) là các doanh nghiệp, doanh nhân, người dân cần vốn để trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc đẩy mạnh xuất khẩu thì lúc này, yếu tố tìm đến một mức lãi suất hạ để kích thích nền kinh tế tăng trưởng thông qua sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu mới là mục đích cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. theo đó, tiếp tục hạ lãi suất cơ bản là sự lựa chọn hợp lý, nhằm tạo thực lực có tính nền tảng cho sự khởi sắc tiếp theo của nền kinh tế trong cơn giảm phát, suy thoái toàn cầu. ngân hàng nhà nước có đủ khả năng làm được điều đó bởi nhà nước đang sở hữu những ngân hàng thương mại lớn nhất và nhiều thực lực, làm cơ sở điều tiết những dòng chảy vốn phục vụ cho những mục tiêu tối thượng để ổn định và phát triển bền vững. |