“TP.HCM chỉ có thể chống đỡ với mưa dưới … 60mm”

một số chuyên gia về khí tượng cảnh báo, nếu tp.hcm có mưa liên tục và nặng hạt như hà nội vừa qua thì toàn tp chắc chắn chìm trong cơn “đại hồng thủy”, thậm chí còn ngập sâu và rộng hơn so với hà nội.

 

chỉ có khả năng chống đỡ với cơn mưa dưới… 60mm

 

thạc sĩ lê thị xuân lan, phó phòng dự báo, đài khí tượng thủy văn khu vực nam bộ cho rằng, thời tiết ở tp.hcm những năm trở lại đây đã trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. hiện đã bước vào tháng 11 nhưng khu vực tp cũng như một số tỉnh lân cận vẫn còn mưa, thậm chí mưa to.

 

theo bà lan thì nguyên nhân là do trục rãnh thấp gây mưa tại khu vực nam bộ vẫn còn tồn tại. trục rãnh này là một dải nối liền những nhiễu động nhiệt đới, hình thành nên những đám mây dông, gây ra mưa. vì vậy, phải đến hết tháng 11 hoặc đầu tháng 12, tp.hcm và khu vực nam bộ mới chính thức bước vào mùa khô.

 

“nếu mưa kéo dài, cộng thêm triều cường lên thì chắc chắn một số khu vực tại tp bị ngập sâu là điều khó tránh khỏi” – bà lan khẳng định.

 

quận 6 được xem là “vùng rốn lũ” của tp. các khu vực bùng binh cây gõ, tân hòa đông, lò gốm luôn là điển hình về ngập do kênh rạch bị lấn chiếm, bồi lắng, không còn khả năng thoát nước.

 

tp.hcm chỉ có thể chống đỡ với mưa dưới ... 60mm

nếu mưa lớn và kéo dài liên tục như hà nội hồi cuối tháng 10 vừa qua, chắc chắn tp.hcm sẽ bị ngập nặng và sâu hơn

 

tại đây, mực nước dâng trong kênh rạch cao hơn nhiều so với mực thủy triều tại các cửa sông. đây là nguyên nhân gây ngập phổ biến nhất.

 

để đối phó với tình hình này, hàng năm, các hộ dân sinh sống ở các tuyến đường hồng bàng, hùng vương, nguyễn văn luông, bà hom liên tục phải nâng nền nhà. nhưng khổ nỗi, nhà dân nâng đến đâu thì nước lại ngập theo đến đó.

 

là người thường xuyên sống tại một trong những khu vực ngập úng trên, ông nguyễn hữu ký cho biết: “chuyện ngập nước tại khu vực này là quá bình thường. chỉ cần mưa hơi nặng hạt một chút là đường phố quanh đây có thể biến thành một bể nước. tp.hcm đã có rất nhiều kế hoạch chống ngập, vớt rác thải nhưng quả thật tôi nghĩ rằng hiện nay tình hình chẳng hề tiến triển hơn trước”.

 

ông nguyễn phước thảo, giám đốc trung tâm điều hành chương trình chống ngập tp phân tích: “hiện nay, tp.hcm chỉ có khả năng chống đỡ với các cơn mưa với lưu lượng dưới 60mm và thời gian kéo dài cũng chỉ tối đa là 2 giờ. nếu mưa như hn trong đợt cuối tháng 10 vừa qua, chắc chắn tp sẽ biến thành sông”. 

cần xây dựng trước kịch bản chống thiên tai 

thạc sĩ lê thị xuân lan cho biết, hiện nay, đài khí tượng thủy văn nam bộ theo dõi rất sát những diễn biến phức tạp của thời tiết khu vực nam bộ, nhất là tp.hcm. cơ quan này cũng thường xuyên cung cấp những thông tin cảnh báo sự phức tạp của thời tiết đến các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền đến người dân.

 

thế nhưng, theo bà lan thì một số các cơ quan quản lý dường như vẫn chưa chú tâm đến những thông tin thời tiết mà đài đưa ra.

 

“khi những thông tin về thời tiết, bão lũ được tuyên truyền rộng rãi thì nhất thiết mọi người dân phải có ý thức xây dựng những phương án đối phó cho riêng mình. chúng ta cần phải chủ động ngay, không lúng túng trong mọi tình huống, dù là xấu nhất” – bà lan khẳng định: việc tự cứu lấy mình của người dân là luôn cần thiết.

 

ngoài ra, các cơ quan chức năng nhất thiết phải cắm những biển báo đặt tại những nơi có khả năng ngập, lụt sâu. chú trọng nhất vẫn là những khu vực đông dân cư, khu vực nhà trẻ, mẫu giáo…hoặc những khu vực có khả năng xảy ra vỡ bờ bao, gây ngập úng lớn.

 

tp.hcm chỉ có thể chống đỡ với mưa dưới ... 60mm

người dân tp.hcm cần thiết phải học cách sống chung với ngập mỗi khi mưa to và triều cường (ảnh: kiên cường)

 

ts tăng đức thắng, phó biện trưởng viện khoa học thủy lợi miền nam thì cho rằng, lãnh đạo tp cũng cần phải tính đến việc đặt thêm nhiều trạm bơm, nhất là những khu vực vùng trũng, thấp của tp như bình thạnh, q.6…

 

ts thắng cho rằng, cả một thủ đô hà nội rộng lớn như vậy, nhưng chỉ có một trạm bơm duy nhất thì chuyện ngập úng là đương nhiên.

 

còn ông lê nguyễn minh quang, đb hđnd tp.hcm thì cho rằng, các cơ quan có trách nhiệm cần phải lắp đặt các van kiểm soát triều từ các cửa xả đổ ra các kênh bến nghé, kênh đôi, kênh tẻ, kênh tào hũ và kênh lò gốm. giải pháp này có khả năng khống chế được 6 đợt triều cường sắp tới.

 

ngoài ra, các chuyên gia khi được hỏi cũng đều cho rằng, nên hạn chế tình trạng bêtông hóa, dành đất cho mảng xanh nhiều hơn để nước mưa ngấm xuống đất nhanh hơn. về lâu dài, việc xây dựng các công trình lớn, các cơ sở quan trọng tp cần tính toán bố trí ở các vùng cao, tránh vùng ngập nước như hướng đông bắc, tây bắc (thủ đức, củ chi)…

 

n.dũng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *