Tranh chấp sở hữu chung tại các chung cư cao cấp: Cần rõ ràng từ các văn bản pháp luật

vừa qua một số hộ dân tại chung cư botanic (312 nguyễn thượng hiền, p.5, q.phú nhuận, tp.hcm) gửi đơn lên các cơ quan chức năng tố cáo cty cp đầu tư và xây dựng phú hưng gia (phg) chiếm đoạt tài sản chung trong nhà chung cư làm tài sản riêng. những hộ dân này cho rằng, ngoài căn hộ mà họ sở hữu, họ phải được chia quyền lợi từ các gian nhà khác vì luật cho rằng đó là tài sản chung.
 
tài sản nào là chung?
 
đơn tố cáo nêu phg – chủ đầu tư chung cư botanic – đã cho tổ chức ký lại hợp đồng mua bán với các chủ hộ. trong hợp đồng ký lại có ghi thêm điều 7.1.3: “ngoại trừ phần diện tích sảnh, thang máy và các hành lang lối đi chung, phần diện tích còn lại bao gồm diện tích tầng hầm, tầng trệt và tầng lửng là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên a”. phg có ý đồ thông qua các giao dịch dân sự để hợp thức hóa việc chiếm đoạt phần sở hữu chung của nhà chung cư thành sở hữu riêng. hiện nay, phg khai thác tầng hầm, cho mướn tầng lửng, tầng trệt để thu lợi riêng hàng tỷ đồng mỗi năm.
 
trả lời vấn đề trên, phg cho rằng cũng như bất cứ dự án khu căn hộ cao cấp khác, phg chỉ cam kết chuyển quyền sử dụng cho khách hàng phần diện tích căn hộ đã mua và sẽ trao giấy chứng nhận sở hữu nhà ở (sổ hồng) cho khách hàng với phần diện tích này. tại việt nam, mô hình này đã được tất cả chủ đầu tư khu chung cư, khu căn hộ áp dụng. về việc ký hợp đồng với khách hàng, ngoài việc ký hợp đồng hứa mua hứa bán trước đây, nay ký thêm hợp đồng mua bán căn hộ là thủ tục bắt buộc của cơ quan quản lý trong việc cấp giấy chứng nhận chủ quyền cho khách hàng. tại hợp đồng này, phần diện tích căn hộ của khách hàng đã thỏa thuận mua của phg không bị thay đổi mà ghi nhận rất chính xác. phg khẳng định đã được cơ quan có thẩm quyền cấp toàn bộ chủ quyền chung cư trên diện tích sàn xây dựng là 43.824,97m2, bán cho khách hàng 29.324m2 trên tổng diện tích 268 căn hộ, phần còn lại đương nhiên vẫn thuộc sở hữu của phg.
 
không chỉ riêng với chung cư botanic mà còn xảy ra với chung cư screc (p.12, q.34, tp.hcm) của cty cp đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà sài gòn. một số hộ dân cho rằng theo quy định của luật nhà ở, ngoài phần diện tích sở hữu riêng thì phần còn lại trong cao ốc là thuộc sở hữu chung, nhưng chủ đầu tư lại cho thuê làm văn phòng. còn screc cho rằng phần diện tích tầng 1, tầng 4 của cao ốc thuộc quyền sở hữu của cty và không công nhận quyền khai thác của cộng đồng dân cư. các dn cũng có lý khi khẳng định rằng họ chỉ bán căn hộ, còn những căn phòng khác thuộc sở hữu của họ, dùng để khai thác kinh doanh. chẳng lẽ các hộ dân đều có quyền sở hữu các căn phòng khác trong chung cư ngoài căn hộ riêng của mình?
 
ngăn chặn tiền lệ xấu
 
các dn thực hiện dự án chung cư phần lớn đều dành một số tầng hoặc gian phòng để kinh doanh và tất nhiên đó là tài sản của dn hoặc tập đoàn làm chủ đầu tư dự án. phần diện tích này họ có thể cho thuê làm trung tâm giao dịch ngân hàng, nhà hàng, siêu thị hay các dịch vụ khác. họ kinh doanh, đóng thuế và phục vụ cộng đồng. chính sự tồn tại các hoạt động dịch vụ ở đây sẽ gắn bó trách nhiệm, quyền lợi của chủ đầu tư với chung cư, họ không phải xây xong tòa nhà rồi bán đứt, mà phải bảo trì, nâng cao chất lượng các dịch vụ và an toàn vệ sinh cho cộng đồng.
 
người mua căn hộ cũng tự suy nghĩ theo lẽ công bằng, bỏ tiền ra để mua một căn hộ, rồi sau đó cho rằng các tầng khác không phải của mình mua lại có sở hữu chung và được hưởng quyền lợi liệu có đúng không? ngoài hành lang, thang máy, lối đi, công viên là những công trình chung, các căn hộ, gian phòng khác không thể là của chung của mọi người. nếu ai cũng dành sở hữu và chia quyền lợi từ cái gọi là sở hữu chung đó thì còn ai dám kinh doanh trong lĩnh vực này.
 
sự hiểu nhầm sở hữu trên có nguyên nhân từ các quy định pháp luật chưa rõ ràng, dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau. cho nên muốn ngăn chặn tranh chấp sở hữu chung trong chung cư, điều quan trọng là phải có quy định rõ ràng, minh bạch từ các văn bản pháp luật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *