VICEM – hoàn thành trọng trách “chủ đạo”

được xác định là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế, trong những năm qua ngành xi măng đã đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế việt nam, trung bình từ 10 – 12% gdp. tuy nhiên, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình trạng lạm phát rồi nguy cơ giảm phát của nền kinh tế nước ta trong 1 năm qua làm cho ngành công nghiệp này gặp không ít khó khăn. mặc dù vậy, vicem đã nỗ lực hết mình cho mục tiêu chung: duy trì ổn định sản xuất, bình ổn thị trường, đẩy nhanh tiến độ các dự án mới.

vicem - hoàn thành trọng trách chủ đạo
dù chỉ chiếm 40% thị phần nhưng vicem
đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường

vai trò bình ổn thị trường

trong khi cơn sốt xi măng trên thị trường (kéo dài từ tháng 3 – 5 vừa qua) đã đẩy giá bán xi măng trên thị trường cao đến cực điểm, vicem vẫn kiên định không tăng giá bán tại các nhà máy và tập trung nhiều biện pháp như tăng nguồn cung vào phía nam, cùng với bộ xây dựng tăng cường các biện pháp kiểm tra, chống đầu cơ, lũng đoạn thị trường. đây được xem là cố gắng lớn của tcty trong điều kiện nguyên liệu đầu vào cho sản xuất liên tục tăng cao với mức tăng giá xăng 31%; dầu diezen tăng 14,3%; dầu fo tăng 31,8% thì giá xm trong toàn vicem tăng bình quân 22.700 đồng/tấn tương đương với mức tăng ít nhất cho sản xuất khoảng 155 tỷ đồng, chưa kể cước vận tải và một số nguyên liệu khác tăng lên làm cho mỗi tấn xi măng tăng từ 10 – 15 ngàn đồng. cho dù chỉ chiếm hơn 40% thị phần nhưng vicem đã dốc toàn lực bình ổn thị trường khi mà các nguồn khác ngoài tcty chưa tập trung điều tiết vào thị trường trọng điểm nên khả năng giảm áp lực, cân đối cung cầu bị hạn chế. nỗ lực của vicem đã góp phần không nhỏ đưa giá xi măng trở lại mức bình thường. tuy nhiên việc tham gia bình ổn thị trường cũng làm cho lợi nhuận của vicem giảm đáng kể.

ổn định sxkd và tiêu thụ trong thế khó

hiện nay, thị phần của vicem chiếm 38% (liên doanh 30,1%, thành phần khác 31,9%), trong 11 tháng năm 2008, thị phần tiêu thụ xi măng của vicem đã giảm 0,9% so với cùng kỳ. thị phần xi măng giảm do có nhiều nguyên nhân, đặc biệt là sự đóng băng của các dự án bất động sản và sự trầm lắng của thị trường xây dựng, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế cả nước có biểu hiện nguy cơ giảm phát, cpi tiếp tục giảm, xi măng của vicem phải cạnh tranh quyết liệt với các xi măng khác do nguồn cung vượt cầu, mặc dù giá than đã tăng nhưng phần lớn các cty chưa điều chỉnh giá bán xi măng. thêm vào đó mưa lũ lớn kéo dài ở miền bắc, miền trung, và triều cường ở miền nam đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu thụ xm của 4 tháng cuối năm. trước tình hình đó, vicem đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tìm các biện pháp tháo gỡ khó khăn như điều chỉnh mức khuyến mại, giao dịch để bán clinker cho các đơn vị bên ngoài nhưng sức tiêu thụ vẫn chưa cao.

trên thực tế, từ rất lâu vicem đã triển khai quyết liệt hàng loạt các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu sxkd hiệu quả, tiết kiệm, giảm định mức tiêu hao vật tư  như: phong trào đẩy mạnh sản xuất – mở rộng thị trường; đảm bảo atvslđ – pccn; chạy lò dài ngày; phát huy sáng kiến cải tiến quản lý và ứng dụng các đề tài khcn vào sản xuất, nhưng con số đó thực sự nhỏ so với mức tăng chi phí sản xuất do tăng giá xăng dầu và một số nguyên liệu khác mang lại. vicem đã dự báo tương đối chính xác về nhu cầu tiêu thụ xi măng trong cả năm và tình trạng sốt xi măng trong quý ii/2008 là ngoài dự kiến nhưng cũng không phải là không kiểm soát được. dù gặp nhiều khó khăn nhưng tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng của vicem vẫn ổn định, cụ thể: doanh thu của vicem 11 tháng năm 2008 đạt 15.668 tỷ đồng tăng 124,1% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế ước thực hiện 1.230 tỷ đồng tăng 200% so với cùng kỳ, nộp ngân sách 910 tỷ trọng đạt 97% so với kế hoạch năm, tổng sản phẩm tiêu thụ đạt 13,845 triệu tấn đạt 75,8% mục tiêu năm.

đẩy nhanh tiến độ  các dự án trọng điểm

bức tranh tài chính thế giới và cả việt nam không mấy sáng sủa, đặc biệt là “cuộc đua” lãi suất giữa các ngân hàng đã làm cho nhiều dn trong đó có vicem rất khó triển khai các dự án. trong cuộc họp giữa năm 2008 giải quyết vấn đề lãi suất của vicem, phó thủ tướng hoàng trung hải cho rằng, các dn của vicem cần chia sẻ với khó khăn của ngân hàng, bàn thảo với ngân hàng để chấp nhận lãi suất mới. song song với việc giải quyết vấn đề vốn cho các dự án, vicem đã tiến hành hàng loạt các phong trào thi đua sôi nổi trên khắp các công trường cùng với nhà thầu quyết tâm triển khai đúng tiến độ 9 dự án trọng điểm, bao gồm: xi măng hoàng thạch 3; xi măng bút sơn 2; dây chuyền mới xi măng bỉm sơn; xi măng bình phước; trạm nghiền xi măng q.9 (tp.hcm); dây chuyền xi măng hà tiên 2/2; xi măng cam ranh; trạm nghiền xi măng long an; trạm nghiền xi măng quảng trị. vào năm 2009, một số dự án của vicem sẽ đi vào sản xuất, giảm áp lực cán cân cung cầu trong nước và cùng với một số dự án khác thì khả năng sản xuất trong nước đủ phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa (theo dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng trong cả nước năm 2009 khoảng 44 – 44,5 triệu tấn, dự kiến tăng 11% so với cùng kỳ).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *