Vướng mắc do phải giải tỏa di dời, phục chế Đàn Xã Tắc gặp khó





Đàn Xã Tắc thời Nguyễn ở kinh đô Huế là nơi tế thần Đất và thần Lúa, cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt. Hiện, việc trùng tu di tích Đàn Xã Tắc và hoàn thiện công tác tổ chức lễ tế đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành theo một lộ trình kéo dài nhiều năm, tiến tới khôi phục lại quy mô lễ tế như ngày xưa. Việc xây dựng bộ hồ sơ khoa học về lễ tế, hướng đến hướng đến việc đề nghị UNESCO công nhận Đàn xã tắc thời Nguyễn ở kinh đô Huế là loại hình Di sản văn hoá Phi vật thể và Truyền khẩu đại diện của nhân loại. cũng đã được tính đến. Tuy nhiên, việc phục chế gặp nhiều khó khăn nhất là việc giải tỏa, di dời chỗ ở các hộ dân.

Theo chính quyền sở tại, hiện có 394 hộ dân sinh sống trong vùng bảo vệ di tích Đàn Xã Tắc, trong đó có 95 hộ dân sống trong khu vực I (khu vực cần được bảo vệ nghiêm ngặt). Trước mắt, tỉnh đã lập phương án di dời, giải toả 66 hộ dân đang sinh sống trong vùng để khôi phục lại hệ thống di tích này, nhưng đến nay chỉ mới di dời được 7 hộ ở khu vực Đàn Tế. Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Phùng Phu cho biết: Việc giải tỏa dân sinh sống trong khu vực đàn để càng chậm thì số người sinh sống càng tăng và số nhà ở xây dựng trái phép sẽ xảy ra. Hiện đền chính của đàn nằm ở vị trí trung tâm của tổng thể kiến trúc có hai tầng, hình vuông nay chỉ là một gò đất có dạng hình thoi, cao khoảng 1,5m, dài 80m, rộng 22m, nằm ở trung tâm của con đường nối từ bờ tây của hồ Xã Tắc đến bình phong hậu, có tên là đường Xã Tắc.


 


Mọi dấu vết kiến trúc của khu vực đàn tế cũng như các lan can và tường thành bảo vệ hầu hết đã không còn, ngoại trừ một số gạch và đá cổ nằm rải rác quanh gò đất. Tuy nhiên, để phục vụ cho công tác trùng tu, hiện Trung tâm đã sưu tầm được nhiều tư liệu thư tịch, hình ảnh về đàn tế…Trong khi đó, một số công trình kiến trúc khác như bình phong hậu, hồ nước, bia “Thái Xã Chi Thần”, nền móng đàn… vẫn còn. Mặt khác, kiến trúc Đàn Xã Tắc và đàn Nam Giao hao hao giống nhau, đây chính là khuôn mẫu thực tế để phục dựng Đàn Xã Tắc.

Đàn Xã Tắc thời Nguyễn ở kinh đô Huế là nơi tế thần Đất và thần Lúa, cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt. Đàn được xây dụng năm Gia Long thứ 5 (1806) ở phía Tây Hoàng Thành. Khi khởi công, tất cả các thành, dinh, trấn trong toàn quốc theo lệnh vua phải đóng góp đất sạch để đắp đàn. Bởi vậy, đàn Xã Tắc còn có ý nghĩa tượng trưng cho đất đai của Tổ quốc. Lễ tế Xã Tắc được tổ chức mỗi năm hai lần vào mùa Xuân và mùa Thu, xếp vào hàng Đại tự, chỉ đứng sau lễ tế Nam Giao. Hầu như tất cả các vị vua Nguyễn xưa đều đã từng chủ trì lễ tế quan trọng này…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *