Trong những năm qua, cùng với việc tham gia quản lý Nhà nước, đẩy mạnh SXKD và tổ chức các phong trào thi đua của Ngành tạo không khí phấn khởi trong CNVC-LĐ, CĐXDVN đã phối hợp với Bộ Xây dựng chỉ đạo CĐ các cấp trong Ngành phối hợp với cơ quan quản lý đồng cấp và người sử dụng lao động chú trọng công tác xây dựng và phát triển lực lượng, chăm lo đời sống cho người lao động (NLĐ) và đạt được những kết quả nổi bật.
Từ chỗ lượng công nhân xây dựng với số lượng rất ít, năm 1954 cũng mới chỉ có 24 cán bộ kỹ thuật và 4.000 công nhân, đến nay ngành Xây dựng có khoảng 2 triệu người là lực lượng chủ chốt trong xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển KT-XH theo hướng CNH, HĐH. Với chất lượng lao động không ngừng phát triển, đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật khá đông đảo, giác ngộ chính trị, có ý thức tự rèn luyện nâng cao trình độ, tay nghề, kiên trì khắc phục khó khăn trong sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ của ngành Xây dựng trong giai đoạn mới và đòi hỏi của cơ chế thị trường, lực lượng công nhân lao động ngành Xây dựng còn bộc lộ tồn tại nhất định thiếu công nhân kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu SXKD, quản lý, vận hành thiết bị, công nghệ mới… Mục tiêu đến năm 2010, bậc thợ bình quân trong toàn Ngành đạt 4/7, thích ứng với cơ chế thị trường, tiếp cận và dần làm chủ công nghệ mới, có kỷ luật, kỹ thuật, năng động, sáng tạo đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả. Bên cạnh đó, CĐXDVN cũng đặt mục tiêu tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống và làm việc cho NLĐ; Xây dựng tác phong công nghiệp, quan tâm đến công tác bảo hộ lao động (BHLĐ), môi trường, chăm lo bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của công nhân lao động. Xây dựng lối sống có văn hoá, tôn trọng pháp luật, quan tâm đến lợi ích tập thể, gương mẫu thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tham nhũng và các tệ nạn xã hội. Không ngừng phát huy, phát triển các điển hình tiên tiến, tập thể và cá nhân NLĐ giỏi, tập thể lao động giỏi làm nòng cốt xây dựng đội ngũ công nhân ngành Xây dựng. Qua đó xây dựng đơn vị vững mạnh, ổn định và phát triển. Đổi mới và thực hiện tốt chính sách xã hội, chăm lo đời sống công nhân lao động và đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật; CĐXDVN cùng với Bộ Xây dựng đã và đang tiếp tục nghiên cứu đề xuất với Chính phủ về chính sách tiền lương. Chú trọng tiền lương của công nhân xây lắp, có chính sách khuyến khích công nhân giỏi nghề, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu khoa học kỹ thuật có tài năng. Để tiền lương thực sự là đòn bẩy khuyến khích NLĐ. Làm tốt công tác nắm nguồn lao động, thăm dò thị trường, tổ chức tư vấn xuất khẩu lao động, tạo thêm việc làm. Thực hiện tốt chính sách trợ cấp mất việc làm. Quan tâm đào tạo, đào tạo lại lao động do thay đổi cơ cấu sản xuất bị mất việc làm trong đó có lao động nữ, lao động có con nhỏ không đi đến được các công trình ở vùng sâu, vùng xa. Đẩy mạnh cuộc vận động “Tổ chức tốt điều kiện sống và làm việc của CNVC-LĐ ngành Xây dựng” do Bộ trưởng Bộ Xây dựng và CĐXDVN phát động nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo nơi ở ổn định, chú trọng công tác bảo hộ lao động nhằm hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Thực hiện đúng, đủ chính sách BHXH, bảo hiểm y tế, quan tâm đến công nhân làm việc nặng nhọc trong môi trường độc hại, thực hiện quy định của Bộ luật Lao độngvề sử dụng lao động nữ. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Lao động giỏi” và cuộc vận động “Đảm bảo nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng”, tạo ra nhiều công trình, sản phẩm đạt chất lượng cao, nhiều đơn vị, cá nhân đạt danh hiệu “Lao động giỏi” có sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần đẩy mạnh SXKD. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng các nghề có yêu cầu công nghệ mới như: Xây dựng nhà cao tầng, thi công công trình ngầm, VLXD, kỹ thuật công trình đô thị, một số nghề có yêu cầu kỹ thuật cao. Bộ Xây dựng đã chỉ đạo các trường đại học, trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề cải tiến, xây dựng chương trình đào tạo, tiến tới hội nhập khu vực và thế giới. Duy trì hình thức đào tạo, phong trào kèm cặp thợ trẻ, nhân rộng điển hình như TCty Sông Đà cán bộ, chuyên viên có kinh nghiệm đảm nhận hướng dẫn cho kỹ sư, cử nhân và nghiệp vụ mới ra trường, thợ bậc cao kèm cặp cho thợ bậc thấp và công nhân kỹ thuật mới ra trường… Các cấp CĐ trong Ngành tiếp tục tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Luyện tay nghề – Thi thợ giỏi”; “Hướng dẫn kèm cặp trong CNVC-LĐ”, phong trào “Dạy tốt – Học tốt”, “Thi giáo viên dạy giỏi – Học sinh giỏi” trong các trường đào tạo dạy nghề, một số đơn vị điển hình như: CĐ TCty Sông Đà; CĐ TCty CP Vinaconex; CĐ TCty LILAMA; CĐ TCty XD Hà Nội; CĐ TCty LICOGI; CĐ ngành Xây dựng Tiền Giang; Hà Nội; Quảng Ninh; Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội; Học viện Cán bộ quản lý Xây dựng và Đô thị; Trường CĐ Xây dựng số 1, Trường CĐ nghề Cơ giới Cơ khí Xây dựng số 1…. Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng và CĐXDVN sẽ chỉ đạo các đơn vị sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 08/2005/CT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về “Xây dựng và phát triển lực lượng lao động ngành Xây dựng trong tình hình mới”, tổng kết thực hiện Nghị quyết 4b-NQ/BCH ngày 6/1/2005 của TLĐLĐVN để lập kế hoạch phát triển xây dựng lực lượng lao động CNVC-LĐ của Ngành trong giai đoạn tới. Với khẩu hiệu hành động “Đổi mới mạnh mẽ, sáng tạo, hiệu quả, phát triển bền vững, góp phần xây dựng đất nước và đội ngũ CNVC-LĐ ngành Xây dựng vững mạnh” đã được nhất trí thông qua tại Đại hội XI CĐXDVN. Các đơn vị trong Ngành sẽ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển lực lượng CNVC-LĐ giai đoạn 2006 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Với số lượng lao động chính, cơ bản được ổn định, cơ cấu ngành nghề hợp lý, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề phù hợp với định hướng phát triển của đơn vị trong từng thời kỳ. Thường xuyên nâng cao ý thức giác ngộ chính trị và lập trường giai cấp công nhân, chú trọng nâng cao chất lượng chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề của từng CNVC-LĐ, coi đó là niềm tự hào, là yêu cầu về sự tồn tại và phát triển của mỗi người trong thời kỳ mới. Tiếp tục sắp xếp lao động phù hợp với quá trình đổi mới và nâng cao hiệu quả của DN, từ đó có kế hoạch đào tạo và đào tại lại nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ, tham gia thị trường lao động khu vực và hội nhập quốc tế.v Nguyễn Văn Bình |