Xây dựng thành phố lành mạnh

nếu xét theo khái niệm của who, cả nước ta chưa có thành phố nào đáp ứng được yêu cầu thành phố lành mạnh.

theo khái niệm của tổ chức y tế thế giới (who) một thành phố lành mạnh là thành phố có môi trường sống sạch sẽ, an toàn, với hệ sinh thái ổn định, có cộng đồng dân cư vững mạnh. người dân thành phố được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản về nước sạch, thu nhập, nhà ở, an sinh xã hội. thành phố lành mạnh còn phải là thành phố  có nền kinh tế phong phú, sống động, với dịch vụ công cộng tối ưu…

ðối chiếu với những tiêu chuẩn trên, các thành phố của chúng ta tuy đông, về số lượng, với hơn 700 đô thị lớn, nhỏ, nhưng chưa thành phố nào đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của who.  ngay tại

các thành phố lớn được xếp hạng đặc biệt như hà nội, tp hồ chí minh, hay loại 1 như hải phòng, huế, ðà nẵng… đều chưa có nơi nào hội đủ các yếu tố để đạt tiêu chuẩn thành phố lành mạnh.

chỉ xét riêng tiêu chuẩn “thành phố lành mạnh phải là thành phố có môi trường sống sạch sẽ, an toàn” đã là bài toán khó của các đô thị hiện nay. thủ đô hà nội, mặc dù đời sống văn hóa, tinh thần, cũng như mức sống của người dân ngày càng được quan tâm, cải thiện, với thu nhập bình quân đầu người năm nay đạt tới 1.500 usd/năm, nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường hiện đang ở mức cao. qua nghiên cứu khảo sát của các cơ quan chức năng, mức độ ô nhiễm do bụi lơ lửng chung cho cả hai mùa ở hà nội cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2,5 đến 4,5 lần. ðặc biệt, trên các tuyến đường chính có nơi vượt từ 5 đến 7 lần, còn tại các công trường thì mức độ ô nhiễm còn nghiêm trọng hơn với độ vượt từ 20 đến 30 lần. ô nhiễm a-sen trong nước ngầm có nơi lên tới hơn 40 lần. ô nhiễm a-mô-ni cũng vượt ngưỡng cho phép từ 20 đến 30 lần. ðã có gần 43% số dân nội thành bị mắc các bệnh mãn tính về tai – mũi – họng, viêm phổi… các thành phố huế (thừa thiên – huế), hải phòng được triển khai thí điểm “thành phố lành mạnh” từ những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng gần 15 năm đã trôi qua, đến nay vẫn còn nhiều tiêu chí chưa đạt yêu cầu.

cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, việc hình thành và phát triển nhiều thành phố, thị trấn mới đã góp phần mở rộng mạng lưới đô thị quốc gia, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần của người dân; các vấn đề an sinh xã hội từng bước được cải thiện; sự khác biệt về khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng được rút ngắn. nhưng sự phát triển nhanh của các thành phố, thị trấn, thị tứ cũng bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết triệt để, làm ảnh hưởng sự phát triển bền vững của các đô thị.

ðể xây dựng một thành phố lành mạnh, bên cạnh việc phát triển kinh tế – xã hội, cần quan tâm xử lý triệt để các vấn đề về môi trường, đó là quản lý chặt chẽ nguồn thải gây ô nhiễm không khí; cải thiện việc cung cấp nước sạch và xử lý thoát nước; tăng cường quản lý chất thải rắn; xây dựng các cơ sở công nghiệp sạch; nâng cao nhận thức của người dân về sức khỏe và môi trường. mỗi thành phố tùy theo điều kiện cụ thể của mình xây dựng “thành phố lành mạnh”. nên chăng, hãy bắt đầu từ môi trường sống sạch chung quanh mỗi gia đình, khối phố… từ những công viên văn hóa, một bãi biển sạch, hay một bệnh viện xanh – sạch – đẹp…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *