KTĐT – Tỷ suất lợi nhuận thấp cùng với không ít vướng mắc chưa được tháo gỡ trong cơ chế chính sách về đất đai là những nguyên nhân chủ yếu làm giảm “nhuệ khí” của các doanh nghiệp (DN) có ý định tham gia phân khúc thị trường nhà ở xã hội.
Vìsao DN… ngại?
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tậptrung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Đây là động thái quan trọng để khích lệ các DN mơ rộng dự án xây nhà ở xã hội. Tuy nhiên, theo ý kiến của đại diện Công ty CP Đầu tư Dầu khí toàn cầu (GP Invest), tỷ suất lợi nhuận của các dự án này không cao (bị khống chế 10%), thủ tục đầu tư lại khá rườm rà và phức tạp, thậm chí còn mang tính bao cấp qua cơ chế xin – cho khiến đa số các DN có tâm lý ngại!
Vềnguồn vốn tín dụng từ ngân hàng, nhiều DN thừa nhận, mặc dù tổng số tiền có thể đưa ra lưu thông qua chương trình kích cầu của Chính phủ lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng, song tìm kiếm được nguồn vốn cho các dự án xây dựng nhà chung cư hiện nay không đơn giản do thủ tục thẩm định và thận trọng trong việc thế chấp bằng bất động sản.
BàVũ Thị Hòa, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) bổ sung: “Mặt bằng cho xây dựng nhà ở giá rẻ cũng còn rất nhiều vướng mắc”. DN thường phải mất hàng tháng, thậm chí cả năm để đền bù, giải phóng mặt bằng. Cơ chế tự thỏa thuận đền bù giữa người dân và doanh nghiệp có mặt trái là đẩy giá đền bù ở các đô thị lớn lên cao. Với chi phí tiền đất cao như hiện nay, để hình thành nên một chung cư giá rẻ ở các đô thị lớn là một thách thức không hề đơn giản. Bài toán “đất sạch” đã khó lại càng khó hơn với các DN.
Không chỉ các DN ngại mà ngay cả người dân cũng ngại vì cơ chế hỗ trợ tín dụng ngân hàng đối với người thu nhập thấp mua nhà chưa thiết thực. Khi mua trả góp, ngoài các thủ tục chứng minh năng lực trả góp khá dài dòng, khoản lãi suất trong thời hạn trả gópcũng ngốn của họ một khoản tiền tương đối lớn. Bản thân họ lại không thể có được khoản tiền 350 – 400 triệu đồng để mua ngay một căn hộ.
Cần cơchế tốt hơn
Tại hội thảo “Thị trường trường bất động sản: Những vấn đề DN cần quan tâm” do Phòng Thương mại & Công nghiệp VN chủ trì tổ chức cuối tuần qua, các đại biểu đều nhất trí cho rằng, muốn tăng sức hấp dẫn cho phân khúc nhà ở xã hội nhất thiết phải có cơ chế thông thoáng hơn nữa cho các DN.
Vấnđề giá thành nhà ở cho người thu nhập thấp cũng là mối lo ngại của nhiều đại biểu, vì nếu thực hiện theo cơ chế phân phối như hiện nay thì trước khi nhà ở đến đúng đối tượng đã phải qua tay vài ba khâu trung gian làm giá đội lên 2 – 3 lần. Ông Đặng Quang Phán, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách và Pháp chế, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TN&MT cho rằng, cần thiết phải mở rộng các sàn giao dịch thị trường đất đai và bất động sản; hạn chế tối đa các giao dịch ngầm.
Đại diện Công ty CP Bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai, ông Đặng Hoàng Huy thì kiến nghị, các cơ quan có thẩm quyền cần đưa ra hình thức lựa chọn chủ đầu tư cho các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp. Đồng thời, quy định cụ thể chủ đầu tư thực hiện các dự án nhà ở này được phép dùng bao nhiêu phần trăm diện tích sàn làm kinh doanh thương mại. Nhưng quan trọng hơn cả là cần quy định chi tiết hơn thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho chủ đầu tư dự án. Ví dụ như trong thời gian tối đa là bao nhiêu ngày các đơn vị có thẩm quyền phải trả lời cho chủ đầu tư, hết thời hạn đó mà cơ quan thẩm quyền chưa giải quyết được thì phải trả lời bằng văn bản cụ thể tới DN.
Không chỉ riêng ông Hoàng, rất nhiều DN tham dự hội thảo thẳng thắn cho rằng: Chừng nào chưa giải quyết được những vướng mắc trong thủ tục, giảm các chi phí “bất thành văn” thì DN chưa thể hào hứng với phân khúc nhà ở xã hội.
Thu Trang