Biệt thự cũ ở Hà Nội: Đừng để thành ký ức

Hà Nội trong rất nhiều niềm tự hào, có một niềm tự hào không nhỏ – đó là những biệt thự cũ, đặc sệt lối kiến trúc pháp theo trường phái tân cổ điển, mà may mắn thay vẫn còn sót lại, dù rất ít ỏi làm say đắm lòng người. Thời gian qua đi, giờ nhìn lại thấy vắng bóng nhiều quá. Liệu có bao giờ biệt thự cũ ở Hà Nội sẽ chỉ còn trong ký ức?


Các biệt thự ở 51 trần Hưng Đạo, 25 Nguyễn Huy Tự và 182 Quán Thánh.

Còn nhớ những năm 1960, hồi tôi còn nhỏ lắm, đi giữa những đường phố thênh thang của Hà Nội xưa cũ, mê mải ngắm những ngôi biệt thự thấp thoáng sau những vườn cây mà lòng cứ thắt lại trong một nỗi l Một mai, với chiến tranh bom đạn như thế, Hà Nội có giữ được những ngôi nhà “đẹp như mơ” kia không? Hoá ra là chiến tranh, bom đạn cũng chẳng thể có sức phá huỷ bằng chính con người, với sự “tàn nhẫn đến vô tư” đã làm được cái việc mà hàng vạn tấn bom đạn chẳng thể nào làm nổi.

Chỉ mới trên 30 năm, số biệt thự đi vào nỗi nhớ giờ chẳng còn lại bao nhiêu. Năm 2007, theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, Tp có 807 biệt thự  thuộc sở hữu Nhà nước. Cũng theo báo cáo đó, căn cứ vào Nghị định 61/Cp, Tp đã cho bán 149 biệt thự, đang bán dở dang 52 cái, chưa bán 106 cái và không  cho phép bán 42 cái.

Ngôi biệt thự cũ một thời tôi ở có cái phòng bé con con chưa đến 10m2 ở phố TN, trước năm 2000, có đến vài chục hộ và cách quản lý cũng đến 3 – 4 kiểu. Vài phòng của chủ tư sản cũ được phép giữ lại để ở sau khi hiến tặng cả toà biệt thự, vài phòng thuộc sở hữu Nhà nước cho thuê, còn lại là các hộ được cơ quan phân, cuối cùng là đến vài hộ mang tính tự quản (?) Kiểu cách ở như thế nên mạnh ai nấy làm, đua nhau cơi nới làm méo mó các toà nhà “đẹp như  mơ”. Cơn sốt săn lùng biệt thự cũ bắt đầu bằng sự “thôn tính dần” của các đại gia. Họ lần lượt mua lại từng phòng, giải phóng từng hộ với số tiền ngày càng được đẩy lên cao hơn. trung bình 6 tháng đến 1 năm toàn bộ ngôi biệt thự đã về tay chủ mới. Giá nào cũng chơi bởi mua xong diện tích ở đương nhiên họ có thêm cả phần sân vườn. Ngôi biệt thự pháp lập tức bị phá dỡ, san bằng, đơn giản nhất là cứ thế bán trao tay cũng đã lời cả triệu USD. Mặc kệ  giá trị kiến trúc, mặc kệ nét đặc sắc văn hoá, một ngôi nhà chọc trời lập tức được thay thế…

May mắn thay, năm 2008, HĐND Tp Hà Nội đã “thẳng thừng” bác bỏ kế hoạch bán hàng trăm biệt thự cũ mà UBND Tp đề xuất. Có lẽ vì thế mà có tình trạng 552 biệt thự đang bán dang dở. Năm 2009 UBND Tp Hà Nội công bố một danh mục 206 biệt thự không được phép bán để tiến hành tôn tạo giữ gìn đưa vào quản lý theo đề án mà HĐND Tp đã thông qua.

Song chính danh sách được công bố ấy đã làm dấy lên một làn sóng dư luận khiến nhiều vị quan chức giật mình, bởi thực trạng của 206 ngôi biệt thự được xếp vào nhóm có giá trị văn hoá lịch sử với kiến trúc đặc sắc đã khiến cho nhiều người “khóc dở mếu dở” khi mục sở thị: Hầu hết đều đã nhếch nhác, xuống cấp, biến dạng.

Dư luận chưa  hết đau xót khi nghe chính ông Chủ tịch UBND Tp Nguyễn Thế Thảo thừa nhận “Công tác bảo tồn tôn tạo nhà biệt thự của Hà Nội thời gian qua rất   yếu kém gây nhiều bức xúc trong xã hội”, thì đã lại chứng kiến toàn bộ khu nhà đậm nét kiến trúc pháp đối diện Nhà hát Tp bị phá dỡ để xây dựng lại Sở GDCK Hà Nội. Chuyện đó làm người ta nhớ Bách hoá tràng Tiền một thời, không chỉ có giá trị về kiến trúc mà còn “siêu giá trị” lịch sử đã bị phá đi biến thành tràng Tiền plaza (!).

Lệnh của Thủ tướng Chính phủ cấm phá dỡ biệt thự ở Hà Nội là một quyết định thật đúng lúc, làm những người Hà Nội thở phào và chờ đợi… Nhưng, lại nhưng, văn bản 2502/UBND-XD của UBND Tp Hà Nội lại đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho Tp có phương án cụ thể việc tháo dỡ biệt thự cũ. Và một nỗi lo mới lại bắt đầu…

Văn bản số 742/BXD – KTQH của Bộ Xây dựng do Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn ký ngày 5/5/2010 gửi VpCp về đề xuất của UBND Tp Hà Nội trong việc thực hiện Thông báo 348/VpCp-KTN ngày 9/12/2009. Bộ Xây dựng đề nghị VpCp yêu cầu UBND Tp Hà Nội báo cáo về nhà biệt thự Tp đang triển khai:  Tiêu chí rà soát, phân loại kiểm kê, đánh giá giá trị của các biệt thự, có danh sách cụ thể (vị trí, quy mô…); số lượng và địa chỉ đối với biệt thự đang có dự án phá dỡ để chuẩn bị xây dựng mới; đối với biệt thự thuộc diện phải bảo tồn nghiêm ngặt; đối với biệt thự cũ nát cần phải cải tạo hoặc tôn tạo. .. để có cơ sở đề xuất ý kiến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *