Mới đây, Viện Smithsonian đã tổ chức một buổi triển lãm tranh ảnh về cuộc sống của các quốc gia châu Á hàng trăm năm về trước. Những bức tranh này chưa từng được công khai trước đó. Qua đây, những người thực hiện muốn mọi người có thể hiểu và cảm nhận nhiều hơn về cuộc sống của những người dân diễn ra như thế nào.
1. Varanasi, Ấn Độ
Được mệnh danh là “thành phố thánh của Ấn Độ”, Varanasi có bề dày lịch sử hàng nghìn năm. Cuộc sống thường nhật ở đây có những nét vô cùng độc đáo và kỳ thú.
Những con phố nhỏ, cũ kĩ và chật chội là nơi sinh hoạt, đi lại của cả người dân và động vật nơi đây. Đặc biệt hơn, mọi con đường, ngõ ngách đều dẫn đến sông Hằng qua những bậc thang dài. Bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Raghubir Singh vào năm 1985. Đây là bức hình chụp một vận động viên bơi lội, đến từ đền Scindia Ghat.
Bến sông là nơi những cư dân sinh hoạt, rửa tội và cầu nguyện vào mỗi sáng sớm. Đến tối, cả sông Hằng biến thành một “sân khấu” lớn, nơi diễn ra những nghi lễ linh thiêng, đậm đà bản sắc, còn bến sông là một đài lửa khổng lồ cháy suốt đêm.
2. Thời kỳ Edo tại Nhật Bản
Tokaido là tuyến đường huyết mạch nối liền thủ phủ ở Edo với kinh đô phong kiến Nhật Bản là Kyoto. Trên tuyến đường này người ta cho xây dựng 53 trạm nghỉ để làm nơi dừng chân cho khách qua đường. Bức hình này được ghi lại trên tấm gỗ sắc màu rực rỡ vào năm 1855.
Một góc Kyoto hiện nay
Kyoto hiện nay là một thành phố cổ đúng nghĩa vì nó không có các tòa nhà chọc trời, những công trình hiện đại. Bù lại, cố đô còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa cả về vật chất và tinh thần của người dân Nhật. Kyoto là hiện thân của nước Nhật cổ xưa, huyền thoại với nhịp sống chậm rãi, thanh bình, hòa hiếu. Ước tính hơn một nửa số chùa miếu, đền đài, dinh thự cổ kính của Nhật bản tập trung ở Kyoto. Các công trình kiến trúc thấp, ẩn hiện và đan xen cây trái, đường nhỏ phố hẹp, nhiều xe đạp, ít xe hơi, đó là tất cả những gì bạn thấy khi đến Kyoto.
3. Xe kéo Jinrikisha tại Trung Quốc
Bắt nguồn từ tiếng Nhật “Jinrikisha” trong đó ghép bởi “jin” (con người, nhân), “riki” (sức lực) và “sha” (xe). Như vậy, “Jinrikisha” là loại xe chạy bằng sức kéo của con người. Vào năm 1872 có khoảng 40.000 xe kéo hoạt động tại các thành phố lớn ở Nhật và đây cũng là phương tiện giao thông chính trong cả nước.
Dần dần, chiếc xe kéo lần lượt xuất hiện tại các thành phố châu Á khác như Trung Hoa (1873), Singapore (1880), Việt Nam (1883)… Bức hình trên được chụp lại tại Trung Quốc vào khoảng năm 1895.
4. Long môn, Trung Quốc
Nghề dệt lụa xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, khoảng 5.000 năm trước đây. Ban đầu, chỉ có vua mới được dùng hoặc ban tặng cho người khác.
Tuy nhiên sau đó thì lụa dần dần được các tầng lớp xã hội ở Trung Quốc dùng, ở nhiều nơi rồi lan ra đến các vùng khác của châu Á. Bức tranh lụa có tên “Travelers in the Springtime Mountains” này được hoàn thành vào thế kỷ XVI.