“Con đường vòng vật vã”

tạp chí kinh tế châu á – thái bình dương số ra mới đây có một bài viết mang tựa đề “con đường vòng vật vã”. nội dung bài viết chỉ đơn giản là giới thiệu cuốn sách “tư duy kinh tế việt nam – chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975-1989” của nhà sử học kinh tế đặng phong, nhưng trong đó, có một sự phát hiện khiến nhiều người đọc phải “nổi gai người”.
 
qua các tư liệu lịch sử, cuốn sách đã vẽ rất rõ nét một con đường vòng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, tạo ra một sự lãng phí khủng khiếp trong việc khai thác các nguồn lực để phát triển. trong nông nghiệp, khẩu hiệu “người cày có ruộng” ban đầu được dẫn theo con đường tổ đổi công, rồi htx cấp thấp, htx cấp cao, rồi khoán 100, rồi khoán 10 để trở lại đúng bản chất kinh tế của việc “người cày có ruộng” cách đấy mấy chục năm.  trong công nghiệp, từ tư bản dân tộc tiến lên công tư hợp doanh, sang công nghiệp quốc doanh rồi quay trở lại cổ phần hoá, cho phép phát triển kinh tế tư bản tư nhân, đầu tư nước ngoài, rồi đến nay đảng viên được làm kinh tế tư nhân. trong phân phối – lưu thông, từ chỗ nhà nước nắm từ cây kim, sợi chỉ, lạng đỗ xanh, tấm lá dong riềng, quần áo, gạo, mỳ… cho đến khi phải trao cho thị trường điều tiết. con đường vòng ấy đã mất vài chục năm vật vã. từ chỗ quan niệm việc gửi tiền, gửi hàng của bà con việt kiều cho những người thân thích ở trong nước là “có vấn đề”, đến nay, khi được coi đây là một chỉ tiêu kinh tế trong quá trình phát triển cũng tiêu tốn mất ngót nửa thế kỷ… cái đáng quý của cuốn sách là ở chỗ do vẽ được con đường vòng mà nền kinh tế đất nước trải qua, đã chỉ ra con đường ngắn nhất để xây dựng đất nước việt nam phồn vinh, mà cho đến giờ này, còn nhiều quyết sách kinh tế của đất nước dường như vẫn phải đi đường vòng.
 
quy luật phát triển của loài người có nhiều giai đoạn lịch sử phải đi đường vòng, nhưng đó là đường vòng xoáy trôn ốc. sự lặp lại bao giờ cũng ở tầng cao hơn, văn minh hơn. nhưng con đường vòng của nền kinh tế nước nhà trong cả một thời gian dài phải quay lại chỗ cũ thì quả là một bài học phải trả giá mà tương lai không cho phép lặp lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *