Đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước: Kiến nghị xác định lại quy hoạch

những vấn đề xung quanh việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước ở các bộ, ngành, địa phương từ năm 2005 đến năm 2007 là nội dung chính trong phiên thảo luận ngày 5/11 của các đại biểu quốc hội.

trong phiên họp này, thừa uỷ quyền của thủ tướng chính phủ, bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư võ hồng phúc đã trình bày báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước ở các bộ, ngành, địa phương từ năm 2005 đến năm 2007. uỷ viên uỷ ban thường vụ quốc hội – chủ nhiệm uỷ ban kinh tế của quốc hội hà văn hiền trình bày báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước ở các bộ, ngành, địa phương từ năm 2005 đến năm 2007.

 
theo đánh giá của các địa biểu quốc hội, trong 3 năm qua lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản ở các bộ, ngành, địa phương đã có chuyển biến rõ rệt từ việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, lập quy hoạch, kế hoạch đến quản lý, tổ chức thực hiện xử lý nợ đọng vốn xây dựng cơ bản. việc tiếp tục thực hiện các chính sách bố trí ưu tiên, bố trí vốn đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục và các chương trình, mục tiêu. nguồn vốn nhà nước dành cho đầu tư xây dựng cơ bản đóng vai trò rất quan trọng và có tính chủ đạo trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của đất nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần vào chương trình xóa đói giảm nghèo và cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân và nâng cao trình độ văn hóa dân trí.
 
tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng công tác đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng vốn nhà nước vẫn còn rất nhiều hạn chế, yếu kém. theo đại biểu nguyễn thị thanh huyền – phú thọ, vấn đề sai sót trong quyết định đầu tư, tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản và tham nhũng trong đầu tư xây dựng làm thất thoát lãng phí một nguồn lực không nhỏ và là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả đầu tư kém. mặc dù trong 3 năm qua, bộ kế hoạch đầu tư, bộ tài chính, kiểm toán nhà nước, các ngành, địa phương đã tiến hành hàng ngàn cuộc thanh tra các dự án, công trình xây dựng sử dụng vốn, nguốn vốn của nhà nước. song, chủ yếu mới kiểm tra việc thực hiện đầu tư, còn việc kiểm tra chương trình và các quyết định đầu tư sai thì chưa có. bà huyền đề nghị, trong thời gian tới chính phủ và các bộ, ngành chuyên môn cần tập trung kiểm tra, giám sát ngay từ khâu quyết định đầu tư và phê duyệt dự án. có như vậy mới hạn chế việc đầu tư sai và làm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.
 
vấn đề quy hoạch và việc tực hiện quy hoạch trong đầu tư xây dựng cơ bản cũng được nhiều đại biểu quan tâm. theo đại biểu lý kim khánh (cà mau) hạn chế của đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước hiện nay là công tác quy hoạch chưa được coi trọng, tình trạng lập quy hoạch chỉ để đủ thủ tục xin đầu tư, quyết định kế hoạch đầu tư chưa chuẩn bị được chu đáo, thiếu căn cứ khoa học, thiếu sự gắn kết giữa quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đô thị còn rất phổ biến. cùng với đó, việc phê duyệt thực hiện quy hoạch, kế hoạch còn nhiều bất cập, nhất là trong lĩnh vực đất đai. chất lượng quy hoạch, kế hoạch của nhiều địa phương còn thấp, thiếu dân chủ, thiếu tính khả thi, tình trạng quy hoạch treo, thiếu công khai, thậm chí dấu quy hoạch để vụ lợi còn diễn ra trên diện rộng.
 
trên cơ sở phân tích những hạn chế, tồn tại, các đại biểu đã đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất, trong đó đại biểu nguyễn bá thanh – tp đà nẵng đã đề nghị chính phủ xác định lại qui hoạch tổng thể về kinh tế xã hội của cả nước; qui hoạch vùng và qui hoạch ngành; đồng thời hình thành các ban quản lý chuyên nghiệp; nâng cao chất lượng các đồ án quy hoạch và thiết kế các công trình đặc biệt ở khâu thẩm định, thẩm kế. đại biểu nguyễn văn hợp – hải dương đưa ra đề xuất hệ thống hóa pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản. trên cơ sở đó xây dựng dự án luật quản lý đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước, hình thành hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, minh bạch, dễ áp dụng, tiện kiểm tra và giám sát; nâng cao chất lượng và hiệu lực pháp lý của quy hoạch kinh tế – xã hội, đảm bảo tính liên ngành, liên vùng và sự thống nhất trong cả nước vì mục tiêu chung của quốc gia; đồng thời đề xuất có chế tài, đề cao trách nhiệm và xử lý trách nhiệm cá nhân trong từng khâu đầu tư, trước hết là trách nhiệm của người quyết định dự án quy hoạch và dự án đầu tư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *