Giải pháp nào để sử dụng hiệu quả tài nguyên nước ?

Nhiệm vụ của chúng ta là làm thế nào bảo đảm đủ cầu về nước mà vẫn đảm bảo phát triển bền vững” – đó là vấn đề được phó Thủ tướng Hoàng trung Hải đặt ra trong Hội nghị cấp cao chương trình mục tiêu quốc gia nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước diễn ra ngày 27/4, tại Hà Nội.

Nhiều nguồn nước đang đứng trước nguy cơ bị hủy diệt!

Là quốc gia có nguồn tài nguyên nước trung bình trên thế giới, lại phụ thuộc nhiều vào nguồn nước từ các quốc gia ở thượng nguồn (2/3 nguồn nước Việt Nam từ các nước khác chảy vào), Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên nước.


Thiếu nước trầm trọng (ảnh chụp tại Hà Quảng, Cao Bằng)

Thực tế, nguồn tài nguyên này đang bị ảnh hưởng nặng nề do nhiều nguyên nhân như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm dòng chảy sông hồ, nguồn nước cạn kiệt, biến đổi khí hậu… Chất lượng nước dưới đất cũng có những dấu hiệu ô nhiễm cục bộ ở nhiều nơi (như tình trạng nhiễm bẩn măng gan, asen ở khu vực phía Nam, Tây bắc Hà Nội, phủ Lý – Hà Nam…), nhiều đô thị ven biển, nước dưới đất đang có chiều hướng bị nhiễm mặn (như Cà Mau, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Bến tre, Long An, Mỹ Tho, Tp HCM…)

phân tích tình hình thực tế, phó Thủ tướng Hoàng trung Hải nêu rõ: tài nguyên nước là yếu tố quan trọng bảo đảm phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường nhưng chúng ta nhận thức và hành động chưa tương xứng với tầm quan trọng đó. Hiện nay hệ thống hạ tầng khai thác nước, cấp nước đang bị xuống cấp nghiêm trọng, việc vận dụng các nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước còn nhiều hạn chế, công cụ quản lý, giám sát còn thiếu, đặc biệt chưa thực hiện hiệu quả các công cụ kinh tế trong quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.

6.000 tỷ đồng để bảo vệ tài nguyên nước

trước những thách thức nêu trên, Chương trình mục tiêu quốc gia nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia để sử dụng cho trước mắt và lâu dài, quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước một cách tổng hợp, toàn diện, bền vững và hiệu quả cao đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo.

Với kinh phí dự kiến khoảng 6.000 tỷ đồng, Chương trình gồm 8 nội dung cụ thể, bao gồm hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ, khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước; Tăng cường điều hoà, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm TNN; Bảo vệ TNN và bảo vệ duy trì các loài thuỷ sinh đặc hữu; Kiểm kê đánh giá TNN quốc gia; Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát TNN và giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước; Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin TNN quốc gia; Tăng cường bộ máy, nâng cao năng lực quản lý TNN ở các cấp và tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động cộng đồng, nâng cao nhận thức và thúc đẩy sử dụng tiết kiệm, bảo vệ hiệu quả TNN. Các giải pháp về tài chính, khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế cũng như trách nhiệm của các Bộ, ngành cũng được đề cập trong chương trình.

phát biểu chỉ đạo Hội nghị, phó Thủ tướng Hoàng trung Hải nhấn mạnh: Vấn đề quản lý tài nguyên nước đã đến mức báo động, cần đưa vào Chương trình Mục tiêu quốc gia để nâng cấp, bảo đảm sự bền vững nguồn tài nguyên này.

Rà soát lại các mục tiêu và đưa ra mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn, rà soát lại quy trình vận hành liên hồ chứa, quy trình vận hành nhà máy điện và đảm bảo cấp nước cho hạ du; tác động của sông quốc tế đối với hạ du… phân bổ tài chính, phân công trách nhiệm từng Bộ, ngành cần làm rõ hơn. Chương trình cần sớm hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *