Kỷ niệm 91 năm Cách mạng tháng Mười (9/11/1917 – 9/11/2008): Thuỷ điện Hoà Bình – Bản hùng ca bất tận của tình hữu nghị Việt – Xô

ngày 4/4/1994 kết thúc 15 năm xây dựng nhà máy thuỷ điện hoà bình và từ đó đất nước có thêm 8,14 tỷ kw điện mỗi năm. khó có thể tưởng tượng hết niềm vui của hơn 35.000 cbcnv việt nam cùng toàn thể các chuyên gia liên xô đã vật lộn cùng công trình trong suốt 4.400 ngày đêm. sau bao nhiêu năm tháng đã trôi qua, đất nước đã mở ra một kỷ nguyên mới song hình ảnh của những người xây dựng thuỷ điện hoà bình cùng với sự hy sinh âm thầm của họ mãi mãi khắc ghi trong triệu triệu trái tim của người việt nam. hôm nay trên mỗi công trình thuỷ điện mà đất nước chúng ta đang xây dựng thì bản hùng ca bất tận của tình hữu nghị việt – xô ngày ấy vẫn luôn là động lực thôi thúc những người làm thuỷ điện cống hiến sức lực, trí tuệ “tất cả vì dòng điện ngày mai cho tổ quốc”.
 
kỷ niệm 91 năm cách mạng tháng mười (9/11/1917 - 9/11/2008): thuỷ điện hoà bình - bản hùng ca bất tận của tình hữu nghị việt - xô
 
dù không được chứng kiến và trải nghiệm những ngày tháng lao động và không khí trên công trường thời đó, thế hệ đi sau như chúng tôi chỉ được cảm nhận qua lời kể của các vị tiền bối, qua những gì mà các nhà văn, nhà báo ghi lại sau mỗi chuyến đi công tác nhưng chỉ chừng ấy thôi cũng đã khắc hoạ nên bức tranh công trường thời đó thế nào. khi tổ máy số 1 của thuỷ điện thác bà, đứa con đầu lòng của thuỷ điện việt nam phát điện thì ở sông đà mũi khoan đầu tiên cũng bắt đầu xoáy vào lòng đất sau bao ngày khảo sát, thăm dò địa chất. hàng trăm người liên xô không phân biệt công nhân, kỹ sư, chuyên gia, hay các học giả cùng với cbcnv người việt nam túc trực ngày đêm vì tiến độ công trình. khó khăn, vất vả, thiếu thốn và cả sự nguy hiểm không thể nào kể hết, người việt, người nga cùng “chia lửa” cho nhau, chung nhau từng điếu thuốc, từng bát nước chè xanh nguội lạnh đã chuyển sang màu mật ong. từ sự cống hiến họ thành những cặp bài trùng rất vô hình như: tổng chuyên viên p.t. bô-ga-chen-cô và tổng giám đốc ngô xuân lộc, đa-xe-pi-lin và bí thư đảng uỷ trần hữu trọng. còn nói đến đắp đập thì mọi người nhớ ngay đến pa-rốt-nhi-a và trần hồng vũ; ken-ra-cun-đa với mai thanh duyên, pan-ru-rơ-kô với nguyễn thanh hào, rồi nhiều cặp khác như trần mạnh và giô-lư-dép, phạm cường và páp-lốp, nguyễn khắc kiên và tre-nhi-cốp, vũ xuân quản và bếch-khe, rồi nhiều cái tên liên xô và cả tên việt nam như phó tgđ đỗ quang thụ, trưởng ban kiến thiết thái phụng nê, giám đốc xí nghiệp 500 xe phạm bá tôn…
 
mỗi người một tính cách, một công việc nhưng ở công trường tất cả đều vì “tiến độ”, đến tư tưởng, phẩm chất, đạo đức của con người cũng được đo bằng nhiệm vụ chung ấy và tình cảm quốc tế cao cả trên công trường cũng được bộc lộ thẳng thắn vớ nhau trong sự hợp tác chặt chẽ đó. đó là một bô-ga-chen-kô nghiêm khắc đến lạnh lùng với tinh thần làm việc quên thời gian. ông được mọi người đặc cho cái cái tên thân mật ba-gai (mẹ chồng). khi nhận xét về ông người thuỷ điện sông đà gói gọn trong các cụm từ: là người siêu tích cực trong việc lên dây cót chiếc đồng hồ sông đà, là máy ra đa phát sóng ngắn, công suất phát cực mạnh và bao quát rộng. nhưng đằng sau công việc ông là người có trái tim mẫn cảm tràn đầy tình thương và một điều không ai có thể phủ nhận rằng vắng ông một ngày trên công trường xem như thiếu lửa. trong hồi ký của thuận lê khi các nhà báo muốn ba-gai viết về cảm tưởng của công trình, về chuyên gia liên xô và về chính ông, ông trả lời rằng: “thế thì tốt nhất các anh nên viết và hãy viết về công nhân việt nam. họ mới xứng đáng để viết. hình như còn quá ít tác phẩm viết về họ…”. câu trả lời của ba-gai cũng chính là sự cảm nhận của ông về hình ảnh những người việt nam trên công trường này. đó là giám đốc cty xây dựng thuỷ công nguyễn hồng quân điềm tĩnh, khiêm tốn nhưng cũng không kém phần quyết liệt với 5.000 con người đều có mặt trong tất cả các hạng mục quan trọng như: cửa nhận nước, đập tràn, gian máy, gian biến thế, một số đường hầm dẫn ra… mà lúc nào cũng đặt trong tình trạng căng thẳng bởi hai mốc ngặt nghèo lấp sông và chống lũ. và còn đây nữa giám đốc xí nghiệp 1 cao lại quang sau sự cố rơi đá oti đầy nguy hiểm nhưng anh cùng hơn 900 chiến sĩ oti đầy lòng quả cảm xung trận để đường hầm như mạch máu của công trường vẫn tiến sâu vào lòng núi đảm bảo tiến độ thi công. rồi hình ảnh giám đốc cty công trình ngầm trần thọ chữ dù bị bệnh viêm phổi khá nặng vẫn chỉ huy cả đoàn quân làm việc trong lòng đất mà tình trạng nguy hiểm, độc hại luôn rình rập quanh mình.
 
mỗi người ở vị trí khác nhau, dù là tướng hay là quân, dù là việt nam hay liên xô thì đều chung nhau tinh thần quả cảm quên mình vượt lên mọi hoàn cảnh. giờ đây với họ tất cả chỉ còn là kỷ niệm, kỷ niệm của những tháng năm “chia lửa” trên công trường thuỷ điện hoà bình. kỹ sư trưởng vơ-la- mia-mi-rốp sẽ không bao giờ quên được anh từng được cứu sống thế nào khi tàu hút cát do anh điều khiển gần như bị nuốt chửng giữa cơn lũ, thế nhưng khi nghe tàu số 1 réo còi cứu thì hàng trăm công nhân, những người giỏi nhất và bơi khoẻ nhất đã lao xuống sông đà, suốt 4 giờ quần với lũ họ đều bị chảy máu tai và sây sát khắp thân thể để cứu vị kỹ sư trưởng người nga. ôm ghì những tấm thân lạnh cóng, rỉ máu của những công nhân người việt  vơ-la-mia-mi-rốp không tin được là mình còn sống khi nhớ lại thảm hoạ trên công trường thuỷ điện a-su-an (ai cập) trước đây, cũng trong hoàn cảnh tương tự, dù đã phát tín hiệu cấp cứu 5 lần, … a thoát chết do may mắn. bao ngọt bùi, đắng cay mà việt nam và liên xô chia sẻ trên công trình này không chỉ có sự cảm thông mà còn có cả những cuộc tranh luận toé lửa để rồi sau đó họ trở thành những cặp đôi, cặp ba ăn ý. đó là câu chuyện về cặp ba bôn-đa – tình – huấn để sử dụng hiệu quả những khối thuốc nổ lớn, mà chỉ sau một khối thuốc nổ 20 tấn thì khoảng 30 ngàn m3 đất đá đỡ đần cho đôi tay và đôi vai của các đơn vị thi công thô sơ mà mỗi người làm việc hết mình cũng chỉ đạt thành tích 0,8m3/người, không chỉ có vậy nó còn thay thế cho chiếc đòn gánh tre nghiến lên đôi vai của các cô gái, là mồ hôi ướt đẫm gương mặt của những chàng trai cầm cuốc, cầm mai.
 
còn nhiều, nhiều lắm những chiến công của người xây dựng thuỷ điện hoà bình, những tiếng hô “đa-vai, đa-vai” (nào, nhanh lên, nhanh lên) của người nga sẽ còn mãi trong tâm tưởng người việt, những gì cả hai cùng nếm trải và sẻ chia cho nhau sẽ mãi thắp sáng cho tình hữu nghị việt – xô. những chiến công của họ sẽ còn mãi ngân vang, chói sáng như dòng điện mà họ đã mang lại cho đất nước việt nam…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *