Lãng phí

bất cứ một lĩnh vực nào khi đầu tư mà không nhìn trước sự phát triển của thị trường cũng như hoạch định các kế sách dài hạn thì hiệu quả sẽ chỉ là nhất thời, nguy hiểm hơn nó sẽ để lại một hệ quả nặng nề cho nền kinh tế, tạo nên sự lãng phí vô cùng lớn.

đơn cử như việc có thời điểm nhiều dn, cơ quan nhà nước đồng loạt trang bị những cỗ máy vi tính hoành tráng với cấu hình cao ngất ngưởng, giá theo đó cũng chẳng thấp chút nào. nhưng khi đưa vào vận hành, việc khai thác, sử dụng chỉ được một phần rất nhỏ (do chưa chuẩn bị kỹ khâu đào tạo, sử dụng…). và thế là một khoản kinh phí không nhỏ đầu tư ấy đã không mấy đem lại hiệu quả. sau một thời gian những cỗ máy đó cũng trở nên lỗi thời, đem xếp xó… rồi việc đặt các cơ sở công nghiệp không đồng bộ, gần các nguồn nước, khu dân cư đã khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày thêm trầm trọng, đất đai thoái hóa, người dân không được hưởng lợi từ chính việc đầu tư đó.… trong không ít lĩnh vực, việc đầu tư cùng một thời điểm ngắn nhiều dây chuyền, nhà máy cũng dẫn đến việc ứ thừa sản phẩm, cạnh tranh chèn ép nhau, gây hỗn loạn thị trường; hoặc thi nhau khai thác nguồn tài nguyên thô để xuất khẩu gây lãng phí nguồn nguyên liệu, vốn đầu tư không đem lại hiệu quả… tài nguyên nước, đất đai, môi trường, tài nguyên thô đang bị sử dụng lãng phí nghiêm trọng.

hay như việc sử dụng số thuê bao điện thoại trên toàn quốc, tính đến cuối tháng 9/2008 đã vượt qua con số 70 triệu, đạt tỷ lệ hơn 80 máy/100 dân, trong đó hơn 80% là thuê bao điện thoại di động (năm 2007 là 45 triệu thuê bao và năm 2006 là 27 triệu). đây là con số tăng trưởng mà nhiều quốc gia đang mơ tới. thế nhưng, đây chỉ là bề nổi của vấn đề. việc các mạng di động thi nhau giảm giá, khuyến mãi đã kéo theo tình trạng các thuê bao “sống bám”. nhiều người sở hữu quá nhiều sim và “tuổi thọ” của thuê bao rất ngắn. kéo theo đó là chỉ số arpu (thu nhập bình quân trên thuê bao) của các nhà cung cấp ngày càng tụt giảm, kho số – một dạng tài nguyên quốc gia – bị lãng phí, chất lượng dịch vụ không đáp ứng đúng thực tế của sự phát triển.

việc phát triển kinh doanh phải đi liền với trách nhiệm xã hội. nếu cứ đầu tư ồ ạt, khai thác vô tội vạ, lãng phí, không xác định được dự trữ cho tương lai, thì kiểu như hiện tượng tỉnh nào cũng có khu công nghiệp, rồi cắt đất nông nghiệp làm sân gofl, chia lô, phân khoảnh đất đai, số thuê bao ảo cứ tiếp tục kéo dài sẽ khó có thể đánh giá chính xác được sự phát triển của từng lĩnh vực cả về lượng lẫn về chất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *