Nhiều Công ty mẹ Tập đoàn, Tổng công ty chuyển thành công ty TNHH

Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị của các Tổng công ty, Tập đoàn là Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên của các Tổng công ty, các Tập đoàn đến khi Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên mới.


Dự án Khu đô thị mới Việt Hưng (Hà Nội) do HUD làm chủ đầu tư (ảnh: baoxaydung.vn)

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định chuyển 15 Công ty mẹ Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thành công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Danh sách 15 công ty mẹ Tập đoàn, Tổng công ty gồm:

1. Công ty mẹ – Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM)

2. Công ty mẹ – Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN)

3. Công ty mẹ – Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX)

4. Công ty mẹ – Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

5. Công ty mẹ – Tập đoàn Sông Đà (SÔNG ĐÀ)

6. Công ty mẹ – Tập đoàn phát triển nhà và đô thị (HUD)

7. Công ty mẹ – Tập đoàn Viễn thông Quân đội (VIETTEL)

8. Công ty mẹ – Tổng công ty Lương thực miền Nam (VINAFOOD II)

9. Công ty mẹ – Tổng công ty Cà phê Việt Nam (VINACAFE)

10. Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG)

11. Công ty mẹ – Tổng công ty Lương thực miền Bắc (VINAFOOD I)

12. Công ty mẹ – Tổng công ty Giấy Việt Nam (VINApACO)

13. Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN)

14. Công ty mẹ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VINALINES)

15. Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoán sản Việt Nam (VINACOMIN)

Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị của các Tổng công ty, Tập đoàn là Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên của các Tổng công ty, các Tập đoàn đến khi Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên mới.

Công ty mẹ – Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam có trụ sở chính tại số 228 đường Lê Duẩn, quận Đống Đa, Hà Nội với số vốn điều lệ là 8.971 tỷ đồng. Tổng công ty kinh doanh 2 ngành nghề chính là công nghiệp xi măng và cơ khí; ngoài ra còn xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, cảng sông; xây dựng, quản lý khai thác đường bộ cao tốc, đường biển, đường sắt; đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và đô thị; kinh doanh bất động sản…

Đặt trụ sở chính tại số 18 phố trần Nguyên Hãn, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Công ty mẹ – Tập đoàn Điện lực Việt Nam có vốn điều lệ tại thời điểm chuyển đổi là 110 nghìn tỷ đồng với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, điều độ, mua, bán buôn điện năng, xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện.

Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đặt trụ sở chính tại 172 phố Ngọc Khánh, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội; kinh doanh các ngành nghề như: tổng thầu đóng mới và sửa chữa tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi; thiết kế thi công công trình thủy, nhà máy đóng tàu, phá dỡ tàu cũ; sản xuất, mua bán thép đóng tàu, thép cường độ cao… Vốn điều lệ tại thời điểm chuyển đổi của công ty mẹ là 14.655 tỷ đồng.

Với số vốn điều lệ tại thời điểm ngày 1/1/2010 là 14.794 tỷ đồng, Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam kinh doanh chính trong lĩnh vực công nghiệp than, công nghiệp khoáng sản – luyện kim, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp điện và công nghiệp cơ khí. Ngoài ra, công ty còn kinh doanh các ngành nghề khác có liên quan như: công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp hóa chất, quản lý, khai thác cảng biển, bến thủy nội địa, quản lý các dự án đầu tư xây dựng coogn trình…

trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có quyết định chuyển các Công ty mẹ của 3 Tổng công ty: Hóa chất Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Thuốc lá Việt Nam và của 2 Tập đoàn: Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Dầu khí Việt Nam thành các công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *