Nữ giám đốc tâm huyết, yêu nghề

Tiếp pV trong căn phòng làm việc xinh xắn được trang trí khá tinh tế, có lẽ không khí của chiều xuân đã làm chị – TS.BS Lê Thị Hằng, Giám đốc Bệnh viện Xây dựng dường như cởi mở hơn khi chia sẻ về công việc, gia đình và những thuận lợi, khó khăn của một lãnh đạo nữ.

Gần 5 năm là khoảng thời gian không dài nhưng chị đã lãnh đạo thành công và đưa trung tâm y tế xây dựng phát triển thành bệnh viện hạng I? Bí quyết nào đã giúp chị làm được như vậy?

Ban đầu nhiều người cho rằng chị liều nhưng được sự ủng hộ của lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, và với quyết tâm và dám nghĩ, dám làm, chị đã cùng anh em lên kế hoạch và bắt tay vào việc.

Ngoài xây dựng một chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn, đầu tư  trang thiết bị, nâng cấp hạ tầng, chị đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, đã xây dựng một phong trào học tập toàn bệnh viện, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong chuyên môn, công việc và cuộc sống, giúp mọi người trong cơ quan hiểu nhau hơn, đoàn kết và giúp đỡ nhau.

Không chỉ chia sẻ về chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, chị còn yêu cầu các cán bộ y bác sĩ trong bệnh viện học cả văn hoá ứng xử (ứng xử với bệnh nhân, với đồng nghiệp…). Điều đó đã tạo nên không khí gần gũi chia sẻ và tôn trọng người bệnh, người bệnh tìm đến bệnh viện là có bệnh và lo lắng nên bác sĩ không chỉ chữa bệnh về mặt chuyên môn mà còn phải là bác sĩ tâm lý, giúp họ chữa bệnh và xua đi nỗi lo, vì vậy bệnh nhân tìm đến bệnh viện ngày càng đông.

trên tinh thần phê và tự phê, phê bình công việc chứ không phải phê bình người, thẳng thắn khen chê, khen giữa công đường mà chê cũng chê giữa công đường. Giao trách nhiệm cho lãnh đạo các phòng ban. Giao ban hàng ngày giải quyết vướng mắc, thẳng thắn, trung thực, thông tin chính xác để xử lý dứt khoát, kịp thời mọi công việc, tồn tại, vướng mắc. Công bằng và khách quan, tạo nên môi trường làm việc đoàn kết, bình đẳng, ở đó các thành viên đều cơ hội phấn đấu ngang nhau.  Công bằng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Nếu phát hiện bác sĩ nhận phong bì của bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân thì bác sĩ đó sẽ bị phạt, đồng thời toàn bộ số tiền khám, thuốc chữa của bệnh nhân đó trừ vào tiền lương, thưởng của bác sĩ.  Minh bạch và công khai về tài chính, tình trạng nhận phong bì của bệnh nhân đã chấm dứt.  


Với các thành tích đã đạt được, trong nhiều năm qua, Bệnh viện Xây dựng đã nhận được nhiều Bằng khen của Bộ Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam, Bộ Y tế…


 Đội ngũ y bác sĩ ngày càng chuyên sâu trong điều trị ngoại khoa

 Có bao giờ chị đặt mục đích kinh doanh lên hàng đầu?

Xác định nghề y là vất vả, mang tính thụ động vì người bệnh đến với mình bất kỳ giờ nào. Bác sĩ phải ra quyết định pháp đồ điều trị nhanh nhưng phải chính xác vì điều đó ảnh hưởng đến tính mạng con người. Vì vậy, đối với nghề này,  tâm đức và sự tinh thông nghề nghiệp của bác sĩ, sức khoẻ của bệnh nhân phải đặt lên hàng đầu. Nếu đặt mục đích kinh doanh nên hàng đầu thì không thể làm tốt được.

Công việc rất bận, chị sắp xếp thời gian như thế nào để cân bằng công việc và gia đình?

Công việc chiếm đến hơn 2/3 thời gian, thời gian dành cho gia đình rất ít, nhưng không vì ít mà bỏ qua, mình phải cố gắng nhiều hơn nữa, phải cân đối sắp xếp hợp lý, khoa học. trên quan điểm các thành viên trong gia đình phải cố gắng, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, phải tự lập và quyết tâm phấn đấu. Học thì học cho tốt và làm thì làm cho tốt. Vì vậy, chị đã xây dựng một mái ấm hạnh phúc, các con chị đều ngoan và học giỏi.


Hàng ngày Bệnh viện đón khoảng 1.000 bệnh nhân đến khám và điều trị 

Điều gì khiến chị trăn trở nhất?

Nhiều hôm đứng trên tầng nhìn xuống thấy anh em đi về tất bật khiến chị rất trăn trở, và thấy mình có trách nhiệm nhiều hơn, để anh em không phải lo về thu nhập để toàn tâm trong công tác và cống hiến. Đồng thời, chị cũng mong muốn bệnh viện sẽ phát triển hơn nữa, để các cán bộ công  nhân viên trong Ngành và nhân dân có nơi khám chữa bệnh lý tưởng.

Vâng, cảm ơn chị và chúc chị thành công và hạnh phúc!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *