Nước canh tác gây ô nhiễm môi trường Đồng bằng sông Cửu Long

theo viện nghiên cứu hệ thống canh tác, trường đại học cần thơ thì nước tiêu thoát từ ruộng lúa, đất liếp, kênh mương mới đào, nước thải từ nuôi thủy sản…hiện là tác nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước tại đồng bằng sông cửu long (đbscl).
 
qua khảo sát chất lượng nước nước sông rạch, kênh mương tại nhiều tỉnh cho thấy trong mẫu nước tồn lưu các chất gồm những i-on gây chua như nhôm (al), sắt (fe), sulphate, phần thừa của phân hóa học (n, p,k), thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…chất lượng nước tiêu thoát từ nước canh tác vừa nêu rất thấp, ảnh hưởng không tốt với môi trường, sử dụng lâu dài có hại cho sức khỏe và gia súc, gia cầm. điều này phù hợp với đánh giá của nhiều nhà khoa học thuộc viện lúa đbscl: 90% nông dân trong vùng sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tùy tiện, thường xuyên vượt mức cho phép. ngoài ra, nông dân thường đổ thuốc thừa xuống ruộng, ao hồ, sông rạch làm chất lượng nước thấp thêm. hậu quả dễ thấy nhất là lượng thủy sản trên đồng ruộng, sông rạch trong khu vực đã giảm mạnh. nhiều vùng như: tứ giác long xuyên, bán đảo cà mau, đồng tháp mười… nguồn tôm cá đồng đã cạn kiệt. sự phát triển mạnh mẽ nuôi thủy sản ở đbscl với gần 1 triệu ha mặt nước hiện nay cũng đã gây ô nhiễm với qui mô ngày càng lớn và đa dạng vì trong quá trình nuôi, người nuôi đã xả nước trong ao hồ ra sông ngòi. lượng cá tôm càng lớn thì chất thải càng nhiều, nước thải, bùn chứa phân của các loại thủy sản, thức ăn dư thừa bị thối rữa, chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như hóa chất, vôi, chất khoáng, khí hữu cơ, khí vô cơ h2s, nh3… từ nơi nuôi xả ra sông rạch càng gây ô nhiễm cao. việc nuôi với kỹ thuật càng cao, mật độ càng lớn (như nuôi theo hình thức thâm canh, công nghiệp) thì nguồn thải ra càng lớn. chi cục bảo vệ môi trường tây nam bộ đã kiểm tra mẫu nước sông rạch ở nhiều tỉnh đbscl, kết quả cho thấy hầu hết các ao nuôi cá, tôm đều có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, các chất cod, bod, ni tơ, phốt pho… đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép, tác động bất lợi đến hệ sinh thái.
 
nguyên nhân la do phát triển nuôi thủy sản trong khu vực này tự phát, thiếu qui hoạch đồng bộ. theo sở tài nguyên và môi trường cần thơ, hầu hết nước ở các ao nuôi (diện tích hơn 14.000 ha) tại địa phương đều có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ. hàm lượng các chất bod, cod, ni tơ, phốt pho… cao hơn tiêu chuẩn cho phép. ngoài ra còn có các chất độc hại như h2s, nh3+, coliforms. những tác nhân nói trên đang gây ô nhiễm môi trường nước tại địa phương khá nghiêm trọng.
 
các cơ quan khoa học đã khuyến cáo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nông dân sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ và những hóa chất khác đúng theo khuyến cáo; tăng cường kiểm tra, kịp thời ngăn chặn các cơ sở sản xuất công nghiệp đổ chất thải xuống sông rạch, tránh làm môi trường sống, trước hết là nguồn nước bị ô nhiễm thêm. các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với nhau qui hoạch phát triển các vùng nuôi thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của từng địa phương và có biện pháp giảm thiểu, tiến tới ngăn chặn phát tán các chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình nuôi; đầu tư xây dựng nhanh hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản nước ngọt,mặn, lợ; phổ biến rộng luật bảo vệ môi trường và các qui định về kiểm soát chất thải ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm môi trường; tích cực vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nuớc./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *