Quốc hội kết thúc thảo luận về kinh tế – xã hội: Bảo đảm mục tiêu duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế hợp lý

kết thúc thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2008, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2009, chiều 29/10, phó chủ tịch quốc hội nguyễn đức kiên phát biểu: qua thảo luận cho thấy trách nhiệm rất cao và tâm huyết của các đại biểu quốc hội vì sự ổn định và thịnh vượng của đất nước trước những thách thức mạnh mẽ do khủng hoảng tài chính thế giới tác động vào nước ta. những bài học sâu sắc năm 2008 cả về thành tựu cũng như những tồn tại, yếu kém đã được các đại biểu phân tích sẽ được đoàn chủ tịch tổng hợp và trình ra quốc xem xét và thông qua nghị quyết của quốc hội, từ đó định hướng sự điều hành của chính phủ trong thời gian tới thích ứng với tình hình thực tiễn, bảo đảm mục tiêu duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế một cách hợp lý trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu.

tổng hợp ý kiến thảo luận của các đại biểu quốc hội, phó chủ tịch nguyễn đức kiên khẳng định: ngay từ cuối năm 2007 đầu năm 2008, nhận biết những dấu hiệu biến động của kinh tế thế giới, bộ chính trị, ban bí thư đã họp đánh giá tình hình và có chỉ đạo thích hợp, kịp thời. trên cơ sở đó, chính phủ, các cơ quan của quốc hội và các đại biểu quốc hội đã khẩn trương nghiên cứu đề xuất và hoàn thiện 8 nhóm giải pháp để trình quốc hội quyết định. các cơ quan truyền thông đã nhận thức và tổ chức tuyên truyền đúng định hướng, góp phần tạo nên sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và toàn dân vào cuộc với tinh thần trách nhiệm rất cao để ổn định tình đất nước. sự điều hành của chính phủ đã từng bước đem lại hiệu quả, tốc độ lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng chậm lại, trong khi khủng hoảng tài chính thế giới ngày càng trầm trọng; kinh tế vĩ mô đã được kiểm soát chặt chẽ và giữ vững thế chủ động; an sinh xã hội được bảo đảm mặc dù có nhiều thiên tai nghiêm trọng ở một số vùng; tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức phù hợp; tâm lý lo âu trong xã hội dần được cân bằng. những yếu tố trên đã bảo đảm sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm môi trường đầu tư với chỉ số niềm tin ở mức cao. tuy nhiên, trong báo cáo của chính phủ chưa tập trung phân tích sâu sắc những bài học về thành tựu chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và những khó khăn, bất cập trong quản lý và điều hành trong năm qua để củng cố những giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2009.

trong thời gian tới, quốc hội đề nghị chính phủ tập trung tháo gỡ những khó khăn trong cơ chế điều hành; tập trung chấn chỉnh hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước bảo đảm đúng định hướng, kiên quyết chống và loại bỏ sự lạm dụng độc quyền nhà nước thành độc quyền kinh doanh vì lợi ích cục bộ; xử lý nghiêm những hành vi trục lợi. nhất trí với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội do chính phủ đã trình những chỉ tiêu dù mang tính định hướng, quốc hội sẽ xem xét và quyết định thông qua nghị quyết trong phiên họp tới để bảo đảm chống lạm phát nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý để giải quyết việc làm cho người lao động, ổn định an sinh xã hội. chính phủ cần tập trung nghiên cứu, làm tốt công tác dự báo những biến động của kinh tế thế giới và những tác động tới nền kinh tế nước ta; xác định mức độ tác động…để có giải pháp thích ứng, không bị động. đồng thời tiếp tục rà soát, điều chỉnh cắt giảm các dự án không hiệu quả, ưu tiên các dự án đáp ứng các yêu cầu bức thiết của nền kinh tế và an sinh xã hội; triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chống tham nhũng và tội phạm, chống tệ nạn xã hội để duy trì môi trường lành mạnh.

từ thực tế của đất nước trong năm qua và giải pháp của các nước ở tâm điểm của vòng xoáy lạm phát cho thấy vai trò và hiệu quả điều tiết của nhà nước trong nền kinh tế thị trường có ý nghĩa rất quan trọng.

những ý kiến thảo luận của các đại biểu trong ngày 29/10, đã tập trung phân tích những bất cập trong quản lý điều hành của chính phủ, kiến nghị các giải pháp khắc phục yếu kém để giải phóng và phát huy nguồn lực trong và ngoài nước để tăng khả năng chủ động và hiệu quả chống lạm phát; kiểm soát thiểu phát và giảm phát đã có dấu hiệu xuất hiện. các đại biểu thào xuân sùng (sơn la), võ văn thưởng (vĩnh long), nguyễn ngọc đào (hà nội), giàng seo phử (lào cai)…đều đánh giá các giải pháp của chính phủ về cơ bản đã đem lại hiệu quả tích cực, đã ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, qua đó đã củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của đảng, sự điều hành của chính phủ; đồng thời cung lưu ý phải chú trọng cả mặt trận văn hóa, đào tạo nguồn nhân lực và các vấn đề liên quan đến thanh niên, học sinh. đại biểu ngô quang xuân (đồng tháp) cho rằng, trong “cái rủi” do khủng hoảng tài chính thế giới tác động tiêu cực đến kinh tế nước ta lại là cơ may để chúng ta xem lại chính sách quản lý tiền tệ và đã kịp thời thực hiện biện pháp thắt chặt tài chính; rà soát lại việc đầu tư công theo hướng tiết kiệm, hiệu quả; chống gian lận thương mại…

có ý kiến cho rằng những tồn tại, yếu kém trong điều hành của chính phủ còn có trách nhiệm của quốc hội trong việc chưa phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động giám sát. vì vậy, các đại biểu đề nghị cần phải làm rõ vai trò và trách nhiệm của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; tiếp tục cải cách hành chính mạnh mẽ; hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ nông dân; quy hoạch vùng nông sản, chăn nuôi; vùng công nghiệp; bảo vệ môi trường và đặc biệt phải xác định trách nhiệm cụ thể cho tổ chức và cá nhân trong các hoạt động điều hành trên từng lĩnh vực kinh tế – xã hội của đất nước gắn với chống tham nhũng, lãng phí. phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của đảng để tạo nên nguồn lực to lớn bảo đảm ổn định và phát triển đất nước./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *