Thành phố Hồ Chí Minh: Báo động tình trạng biến sông, kênh, rạch thành thùng rác

theo chi cục bảo vệ môi trường tp.hồ chí minh, chất lượng nước sông – kênh – rạch nội thành vẫn chưa được cải thiện, ngược lại có xu hướng nhiễm bẩn ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. nguyên nhân ngoài các chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt của các cơ sở sản xuất, các hộ dân chưa qua xử lý đổ thẳng ra sông rạch, còn có một nguyên nhân quan trọng khác là luợng rác thải do người dân thiếu ý thức thải trực tiếp xuống sông rạch ngày càng gia tăng. cụ thể vào năm 2000 mỗi ngày các công nhân vệ sinh vớt được khoảng 11 tấn rác trên các con sông, kênh, rạch nội thành, nhưng hiện nay phải vớt trên 40 tấn rác/ngày tại các sông, kênh, rạch chính, còn rất nhiều kênh rạch nhỏ đã bị các núi rác lấp mất hoặc làm cho các dòng chảy bị teo lại, ngưng đọng như nhiều con kênh ở khu vực các quận tân bình, quận 11, quận 6. điển hình là nhiều đoạn của kênh tân hóa-lò gốm đã bị tắc nghẽn vì rác lấp đầy hoặc nhiều đoạn của kênh ba bò cũng bị tắc do rác…

hệ thống kênh nội thành của tp.hcm dài trên 80km như: kênh nhiêu lộc-thị nghè, kênh đôi-kênh tẻ, tàu hủ-bến nghé, tân hóa-lò gốm, tham luơng-vàm thuật cùng với sông sài gòn dài 38km đóng vai trò rất quan trọng trong việc thoát nước và giao thông thủy của thành phố. từ lâu, dọc theo các hệ thống kênh rạch của thành phố đã hình thành nhiều khu dân cư sống ven và trên kênh rạch tập trung ở các quận 1,4, 7, 8 với hàng trăm ngàn người. bên cạnh đó, nhiều chợ nổi trên sông được hình thành tự phát để buôn bán các loại nông sản, trái cây từ các tỉnh đồng bằng sông cửu long lên với hàng trăm nghe thuyền lớn nhỏ mỗi ngày tập trung ngay trên sông, như các chợ trái cây nằm trên kênh tẻ dọc đường trần xuân sọan (quận 7), chợ buôn bán hàng hóa ở bến bình đông (quận 8)… mỗi ngày các chợ nổi trên sông và sinh hoạt của hàng trăm ngàn dân sống ven kênh rạch đã trực tiếp thải hàng chục tấn rác xuống các sông rạch. ngoài ra, những năm gần đây trên địa bàn thành phố cũng hình thành hàng ngàn xe đẩy buôn bán lẻ của dân nhập cư vào thành phố, trong đó có hàng trăm xe bán dừa tươi, trái cây ở các chợ, khu dân cư, vì sợ phải trả phí thu gom rác cho các đơn vị công ích, nên đã lén lút thải hết các loại vỏ trái cây xuống các con sông rạch, góp phần làm tắc nghẽn và ô nhiễm nguồn nước.

thành phố đã kết hợp việc chỉnh trang đô thị và xây dựng các công trình giao thông lớn, cải tạo môi trường thành phố, đồng thời tiến hành giải tỏa, di dời trên 10.000 hộ dân sinh sống dọc trên kênh rạch. thành phố cũng đã giao cho công ty môi trường đô thị và công ty dịch vụ công ích quận 8 chịu trách nhiệm vớt rác trên các kênh rạch chính với tổng diện tích mặt nước lên đến 540.436m2 với số phương tiện hoạt động gồm 8 chiếc tàu, 32 ghe và 117 công nhân cùng nhiều phương tiện thu gom rác trên sông; chi hàng trăm triệu đồng để làm các lưới sắt bảo vệ ở nhiều cây cầu để ngăn chặn tình trạng đổ rác từ trên cầu xuống sông, rạch; huy động hàng ngàn luợt thanh niên tham gia những “ngày chủ nhật xanh” để vớt rác, dọn dẹp, làm thông thóang các dòng sông, dòng kênh bị rác lấp đầy, bị ô nhiễm nghiệm trọng ở các quận tân bình, quận 11, quận 6.

tuy nhiên do việc vận động người dân bỏ rác vào thùng ở nhiều địa phương chưa đạt hiệu quả cao, nhất là ở các địa bàn có nhiều dân cư sống ven và trên kênh rạch của các cơ quan chức năng và việc quản lý địa bàn dân cư của chính quyền cơ sở, các tổ dân phố chưa chặt chẻ cùng với ý thức của người dân chưa cao. đặc biệt một nguyên nhân quan trọng là việc xử phạt của các cơ quan chức năng chưa nghiêm, chưa có tác dụng răn đe. cho đến nay, chưa có cá nhân, đơn vị nào trên địa bàn tp.hcm bị phạt vì hành vi vứt rác xuống sông rạch. vì vậy hiện tượng các dòng sông rạch của tp.hcm đang bị biến thành thùng rác vẫn tiếp diễn./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *