Thực hiện Luật Bảo hiểm thất nghiệp từ 1/1/2009: Thời điểm đã thuận ?

một sự trùng hợp khá ngẫu nhiên, đúng thời điểm luật bảo hiểm thất nghiệp (bhtn) đi vào cuộc sống lại là lúc nền kinh tế suy thoái mạnh, dn gặp khó khăn trong sxkd khiến hàng loạt lao động đã và đang có nguy cơ thất nghiệp. vậy, thực thi luật này sẽ ra sao khi mà các khó khăn cùng lúc dồn đến với cả dn và người lao động.

cứu cánh cho người lao động

theo nghị định 127/2008/nđ-cp của chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của luật bhtn, quỹ bhtn sẽ hình thành trên cơ sở sự chia sẻ: nlđ đóng 1% tiền lương, tiền công; chủ sử dụng đóng 1% và nhà nước hỗ trợ từ ngân sách 1% quỹ tiền lương, tiền công. nét ưu việt của quỹ bhtn, chính là có sự hỗ trợ của nhà nước. bởi theo thứ trưởng bộ lđtb&xh đàm hữu đắc, trước mắt quỹ bhtn sẽ san sẻ từ quỹ bhxh hiện nay để có nguồn vốn thực hiện ngay từ đầu năm 2009, nhằm chi trả cho dạy nghề, tạo việc làm cho nlđ. do đó tính ổn định của quỹ sẽ cao, đảm bảo an sinh cho xã hội.

như vậy, ngoài mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, nlđ còn được hỗ trợ học nghề, tìm việc làm và được hưởng chế độ bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng bhtn. đây sẽ thực sự là “bà đỡ” cho nlđ bị mất việc trong bối cảnh việc làm năm 2009 chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. song để nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng quỹ, bhtn quy định thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp dao động từ 3 – 12 tháng để nlđ nhanh chóng trở lại với việc làm. 

ngoài ra, đối với các dn khi tham gia đóng 1% vào qũy bhtn sẽ được cái lợi là: thời gian người sử dụng lao động đóng bhtn cho nlđ được tính để miễn trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về cán bộ, công chức.

khó khăn doanh nghiệp có thể trốn đóng?

trước tình hình khó khăn của nền kinh tế thời điểm này, nhiều lãnh đạo trong cơ quan quản lý nhà nước và các cán bộ công đoàn đều tỏ ra quan ngại về tính khả thi của bhtn khi đi vào thực tiễn lúc này. ts nguyễn minh phong – viện nghiên cứu phát triển kinh tế hà nội cho hay: các dn luôn tìm mọi cách trốn tránh với các khoản thu bắt buộc. ngay tình trạng nợ đóng bhxh đang diễn ra phổ biến tại nhiều đơn vị, kể cả cơ quan nhà nước hiện nay vẫn đang nợ hàng trăm tỷ đồng. vì thế, dù mức đóng 1% tiền lương vào quỹ bhtn không cao, nhưng trong thời điểm khó khăn, khi quỹ lương chịu nhiều sức ép thì rất có thể dn vẫn sẽ tìm cách trốn đóng.

do đó, làm thế nào để các dn tham gia nghiêm túc bhtn là một câu hỏi khó với các cơ quan quản lý hiện nay. theo thứ trưởng đàm hữu đắc, rút kinh nghiệm từ việc các dn “vượt mặt” cơ quan quản lý, nợ đọng bhxh, bộ lđtb&xh sẽ có chế tài xử phạt nặng đối với dn không thực hiện nghiêm túc bhtn. khẳng định cho vấn đề này, ông phạm đỗ nhật tân – vụ trưởng vụ bảo hiểm xã hội (bộ lđtb&xh) cho biết, hình thức kiện các dn không thực hiện đóng bhtn cho nlđ ra tòa là một trong những “cứu cánh” của nghị định này qua kinh nghiệm của tp.hcm trong việc khởi kiện các dn nợ bhxh.

nhưng thực tế, để khởi kiện một dn ra tòa cũng tốn khá nhiều công sức, không phải nlđ ở dn nào cũng làm được. tp.hcm khởi kiện các dn nợ lương, nợ bhxh song đó là những vụ nợ đọng lên hàng tỷ đồng tại các cty có quy mô lớn. còn với bhtn, áp dụng đối với các dn có từ 10 lao động trở lên thì việc khởi kiện rõ ràng là rất khó khăn nếu không nói là quá rối rắm.

cũng theo quan điểm của bộ lđtb&xh, muốn thực hiện tốt bhtn, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của ba cơ quan: lđlđ – lđtb&xh – bhxh. đặc biệt, tại các dn vai trò bảo vệ, giám sát việc thực hiện các chính sách pháp luật lại đặt lên vai cđ. song thực tế trên địa bàn cả nước, các dn ngoài quốc doanh luôn tìm cách trốn tránh việc thành lập cđcs hoặc thành lập nhưng chỉ mang tính hình thức. do đó, không dễ gì đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho nlđ trong thực hiện bhtn. trở ngại khác đến từ chính nlđ là tâm lý không muốn giảm thêm thu nhập vốn đang bị thu hẹp và cũng khó thấy được lợi ích của nó trừ khi thất nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *