Thưởng hay không thưởng?

sự kiện tập đoàn điện lực việt nam (evn) có văn bản đề nghị trích 1.002 tỷ đồng tiền chênh lệch nhờ tăng giá điện để làm quỹ khen thưởng và phúc lợi nội bộ đã khiến dư luận xôn xao.

xôn xao vì lẽ thứ nhất: trong khi túi tiền của người dân đang mòn vẹt cho chi tiêu hàng ngày vì lạm phát, trong đó có tiền điện, thì nay tự dưng có một khoản tiền khổng lồ trong tài sản công được đề nghị dành riêng cho các “vương dân” của evn. ai mà im lặng cho được.

xôn xao vì lẽ thứ hai: năm 2007, đáng lẽ evn lỗ hơn 4.000 tỷ đồng thì nay lại lãi hơn 3.800 tỷ đồng. số tiền gia tăng 7.800 tỷ đồng này được “thu gom bắt buộc” từ túi tiền người dân do quyết định tăng giá điện từ đầu năm 2007 mà có. sắp tới lại tiếp tục tăng giá điện nữa thì liệu có sức thuyết phục?

xôn xao vì lẽ thứ ba: evn vốn nổi tiếng trong ngành năng lượng, mà người dân thường gọi chệch thành ngành “lương nặng”. lương cao lại độc quyền. liệu trong thời buổi khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, đây có phải là yếu tố lành mạnh trong cạnh tranh?

xôn xao vì lẽ thứ tư: bộ máy cồng kềnh, quản lý vốn đầu tư kém hiệu quả, tỷ lệ thất thoát điện năng cao, dịch vụ cửa quyền… là những căn bệnh mà ngành điện mắc phải đã trong nhiều năm chưa được khắc phục. những chi phí vô hình này được tính tất tần tật vào giá thành điện cho toàn dân chịu. nay dành một khoản tiền lớn thu của người dân để khen thưởng, có xứng đáng chăng?

tuy nhiên, những ai đã từng chứng kiến cuộc sống của hàng vạn cán bộ, nhân viên ngành xây dựng đang lao động trên những công trình thuỷ điện xa xôi, heo hút, đầy ắp khó khăn và cũng đầy ắp tình người thì sẽ thấy rằng những con người ấy phải được nhận những phần thưởng xứng đáng, không chỉ về vật chất.

song cũng cần nhận thấy rằng nếu cứ duy trì tình trạng hạch toán “thoắt lỗ, thoắt lãi” ở một tập đoàn kinh tế lớn như evn, nuôi dưỡng những bất bình đẳng trong phân phối phúc lợi xã hội giữa tầng lớp những người lao động, kể cả người sản xuất điện và những người dùng điện, là một điều không thể chấp nhận. trong đó luôn luôn tiềm ẩn những mối nguy hại cho nền kinh tế và an sinh xã hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *