ngày 12/11, tại hội nghị chuyên đề công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội và phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm môi trường do bộ công an tổ chức tại hà nội, thứ trưởng bộ công an trần đại quang cho biết: tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường đang diễn biến hết sức phức tạp trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội nước ta, không những gây thiệt hại về môi trường sinh thái mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước…
gần 2 năm thành lập (từ ngày 29/11/2006), lực lượng cảnh sát môi trường (c36) đã phát hiện, điều tra, xử lý 800 vụ vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, xử phạt hành chính 130 tỷ đồng; cảnh cáo, nhắc nhở hàng trăm doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm về môi trường. song trên địa bàn các tỉnh tập trung nhiều khu, cụm công nghiệp như tp hồ chí minh, đồng nai, bình dương, hưng yên, hải phòng…, lượng khí thải, khói bụi, rác thải gây ô nhiễm nguồn nước, không khí với các chỉ tiêu thành phần hoá học vượt nhiều lần mức cho phép đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khoẻ của người dân. vấn đề rác thải ở các bệnh viện chưa được quản lý và xử lý chặt chẽ, đặc biệt là rác thải y tế được tư nhân mua lại tái chế thành đồ dùng sinh hoạt, gây nguy cơ nhiễm độc hoá chất, lây truyền dịch bệnh. vi phạm về vệ sinh thực phẩm, an toàn thực phẩm như xì-dầu có chứa chất 3-mcpd gây ung thư, bánh phở chứa phormol, thực phẩm chứa hàn the, sữa có milamine, nhập lậu thực phẩm ôi thiu, hoa quả bảo quản bằng chất có chứa độc tố…diễn ra khá phổ biến. hoá chất bảo vệ thực vật, phân hoá học được sử dụng tràn lan trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng và bảo trì sân gol đã gây ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm nghiêm trọng. hậu quả ô nhiễm đối với tài nguyên đất, tài nguyên nước là rất lâu dài, tác động toàn diện đến môi trường sống của người dân. tình trạng gia tăng những bệnh tật có nguyên nhân từ ô nhiễm môi trường sống như ung thư, tim mạch, tiểu đường…phát triển nhanh và ở nhiều vùng là sự cảnh báo có thể mới ở mức ban đầu.
hội nghị cũng dành thời gian thảo luận tình hình thực hiện luật cư trú (có hiệu lực từ 1/7/2007), quản lý trật tự xã hội. sau một năm thực hiện luật cư trú, bộ công an đã kiện toàn đội ngũ cán bộ, chấn chỉnh tác phong làm việc, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ nhân dân, coi đây là một phần trong việc thực hiện cải cách hành chính. công an các địa phương đã giải quyết đăng ký thường trú tăng gấp 2,5 lần so với năm 2006. phương thức tiếp nhận thông báo lưu trú đã thuận tiện, giảm phiền hà cho dân: có trên 1, 158 triệu lượt trường hợp thông báo qua điện thoại (chiếm 6,4%) và hơn 723 trường hợp thông báo qua internet (chiếm 4,3%). các đại biểu cũng đề nghị sớm sửa đổi một số quy định không phù hợp như: không xoá đăng ký thường trú đối với trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài từ 12 tháng trở lên; đi tù có thời hạn; đăng ký thường trú cho học sinh, sinh viên…
các đại biểu đã nhiều ý kiến kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chế tài xử lý các vi phạm đồng thời tăng cường truyên truyền phổ biến pháp luật quản lý hành chính đối về trật tự xã hội, phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, từng bước nâng cao ý bảo vệ môi trường của người dân và trách nhiệm bảo vệ môi trường của các thành phần kinh tế trong sản xuất, kinh doanh./.
|