Vị thế LILAMA 69 – 1 trên lĩnh vực chế tạo thiết bị

Ngày 4/12, Cty Cp LILAMA 69-1 đã xuất khẩu 200 tấn thiết bị bộ sấy khí cho Nhà máy điện lò hơi Sumitomo Heavy Industry (Nhật) với tổng trị giá hợp đồng 500 ngàn USD. Tính từ đầu năm đến nay, trên lĩnh vực chế tạo thiết bị, Cty đã xuất khẩu sang thị trường trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… với tổng giá trị hợp đồng là 6,2 triệu USD. Cùng nhiều đơn hàng chế tạo thiết bị lò hơi, nhiệt điện và xi măng, LILAMA 69-1 đang từng bước khẳng định thương hiệu từ uy tín, chất lượng sản phẩm, đồng thời phát huy thế mạnh của ngành lắp máy Việt Nam, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Các chỉ tiêu kinh tế năm 2009 của LILAMA 69 – 1: Tổng giá trị sản lượng 666,444 tỷ đồng, đạt 102,5 kế hoạch, tăng 44%; doanh thu 310 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 9,2%; lợi nhuận 16,5 tỷ đồng, đạt 100,6% kế hoạch, tăng 15,3%; nộp ngân sách 15,6 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người 3,15 triệu đ/người/tháng; cổ tức 12%/năm.

Thế mạnh của LILAMA 69-1 chính là chế tạo cơ khí xuất khẩu. trong vòng gần 10 năm qua, sản phẩm của Cty tập trung cho các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, xi măng như nhiệt điện Uông Bí, phả Lại, Na Dương; thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La; xi măng Chinfon, Sao Mai, Nghi Sơn, Bút Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp, Cẩm phả, Hạ Long, Thăng Long… Việc tham gia cùng LILAMA làm tổng thầu EpC dự án Điện Uông Bí mở rộng (300MW) và tham gia lắp đặt các hạng mục chính của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy thuỷ điện Sơn La đã thể hiện khả năng tổ chức và huy động nguồn lực của LILAMA 69-1 cho các dự án lớn.

Năm 2009, Cty đã triển khai thi công xây lắp và chế tạo thiết bị cơ khí cho 26 công trình, hạng mục công trình tại 8 tỉnh thành và xuất khẩu sản phẩm cơ khí cho 3 dự án điện, nhiệt điện ở Nga, Ấn Độ, trung Quốc. Lãnh đạo LILAMA 69-1 khẳng định: Ngành lắp máy Việt Nam có thể sản xuất 80% thiết bị nhà máy nhiệt điện và xi măng, còn với khả năng hiện tại của đơn vị sẽ sản xuất được 60%. trong điều kiện công nghiệp cơ khí Việt Nam chưa đạt đến trình độ chủ động từ công nghệ – thiết bị – dây chuyền đồng bộ, chính vì thế chế tạo máy cũng chỉ dừng lại ở hợp tác liên doanh để sản xuất thiết bị, làm một phần đối với dây chuyền xi măng lò quay. Các thiết bị chế tạo cho nhà máy xi măng giá thành giảm khoảng 20% so với nhập ngoại. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế cho các nhà máy xi măng khi phải sửa chữa, thay thế thiết bị không chỉ dừng lại ở con số 20% mà sẽ được tính bằng thời gian vận hành sớm dây chuyền.

Nâng cao hàm lượng chất xám trong sản phẩm được đặt ra như một yêu cầu cần thiết cho sự phát triển, vì thế trong định hướng phát triển SXKD giai đoạn 2010 – 2015, LILAMA 69-1 xác định chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng. Đặc biệt là xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng khi tham gia tổng thầu các dự án lọc hóa dầu tại Việt Nam và trung Đông. Hiện nay, Cty đã hợp tác với JGC-Việt Nam (Nhật Bản), NIKKI (Nhật Bản) tổ chức tuyển chọn và đào tạo thợ hàn, thợ lắp ống bậc cao và kỹ sư vận hành Hệ thống IpMS (hệ thống được truy cập qua Internet để kiểm soát quá trình chế tạo lắp đặt đường ống cho các dự án công nghiệp)…

Song song với công tác đào tạo nguồn nhân lực, Cty mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài, hợp tác tham gia tổng thầu các dự án tại Việt Nam và ở nước ngoài. Vừa qua, đại diện tập đoàn INKON (Czech) và SEMENS (Đức) đã đến thăm và làm việc với Cty để thống nhất phương thức hợp tác thi công dự án xây dựng Nhà xi măng phúc Sơn (công suất 1,2 triệu tấn xi măng/năm) tại Ninh Bình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *