Vĩnh Phúc: Khai thác bừa bãi đất nông nghiệp để sản xuất gạch ngói thủ công

theo số liệu điều tra của sở xây dựng vĩnh phúc, trên địa bàn tỉnh hiện có 908 cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công, mỗi năm cung cấp trên 500 triệu viên gạch, trên 83 triệu viên ngói ra thị trường, chiếm 10% giá trị sản xuất của ngành vật liệu xây dựng. với sản lượng này, mỗi năm các cơ sở sản xuất gạch thủ công phải khai thác ít nhất 1,2 triệu mét khối đất, tương đương 80 ha đất phục vụ sản xuất. số diện tích đất bị khai thác phục vụ sản xuất gạch ngói thường bị khoét sâu ít nhất 1,5- 2 mét, lấy toàn bộ lớp đất thịt và để lại hố sâu không thể hoàn thổ, không thể chuyển đổi mục đích sử dụng…

tại các huyện như vĩnh tường, yên lạc do quá bức xúc về nguyên liệu, nhiều cơ sở sản xuất đã khai thác đất bãi để sản xuất gạch ngói gây ra xói lở bờ sông. bên cạnh đó, việc vận chuyển buôn bán gạch ngói suốt ngày đêm cũng làm mất an toàn các tuyến đê. một số huyện như bình xuyên, lập thạch còn xảy ra tình trạng đào trộm đất đem bán, gây mất trật tự xã hội. nhiều chủ lò gạch chấp nhận đền bù thiệt hại lúa, hoa mầu do ô nhiễm môi trường cho nông dân để được đốt lò quanh năm… công tác quản lý đối với các cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công còn lỏng lẻo. nhiều thôn, xã còn bao che cho việc làm làm sai trái của các chủ lò. tình trạng chủ lò trốn thuế xảy ra thường xuyên gây thất thu cho ngân sách nhà nước. chất lượng gạch ngói không được kiểm nghiệm làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình…

theo tính toán, đến năm 2010, nhu cầu xây dựng của vĩnh phúc cần khoảng 515 triệu viên gạch, đến năm 2015 tăng lên 600 triệu viên. nếu đáp ứng cả thị trường tiêu thụ của các tỉnh, thành phố phú thọ, hà nội, nhu cầu cầu gạch ngói sẽ tăng lên 800 triệu – 1 tỷ viên mỗi năm. số diện tích bị mất cho sản xuất gạch ngói không chỉ dừng lại 80 ha/năm, mà tăng lên gấp nhiều lần so với hiện nay.

khắc phục tình trạng khai thác bừa bãi đất nông nghiệp sản xuất gạch ngói, vĩnh phúc có kế hoạch chuyển toàn bộ số lò gạch thủ công sang nung lò kiểu đứng nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường; đồng thời quy hoạch vùng sản xuất tập trung tại các xã có nguồn nguyên liệu dồi dào, đặc biệt tại khu vực đất bãi thuộc các triền sông hồng, sông lô, sông phó đáy, sông cà lồ, đáp ứng từ 20-15 triệu viên/năm. đối với các doanh nghiệp sản xuất gạch nung tuy nen hiện có, tỉnh sẽ tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị nâng công suất hoạt động lên 1,2-1,5 lần; tiếp tục mở rộng vùng sản xuất gạch ngói bằng lò tuy nen với quy mô hợp lý tại các xã xuân hoà, hải lựu, triệu đề (lập thạch), việt xuân, yên lập (vĩnh tường), duy phiên (tam dương), gia du, thiện kế, quất lưu (bình xuyên) và một số xã tại thị xã phúc yên, phấn đấu nâng sản lượng lên 200 triệu viên/năm. bên cạnh đó, tỉnh cũng khuyến khích các cơ sở khai thác đá, nghiền xi măng sản xuất gạch không nung phục vụ thị trường./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *