Vui, buồn vốn FDI

nhiều người vui mừng với con số 57,1 tỷ usd vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) trong 9 tháng đầu năm 2008 chảy vào việt nam. bởi vì con số này đạt mức cao nhất trong 10 năm qua và tăng gần gấp 3 lần so với cả năm 2007 (20 tỷ usd). nhưng, chúng ta cũng đừng vội say sưa với chiến thắng ấy mà không thấy được biết bao nhiêu bức xúc về xã hội. con số khổng lồ 57,1 tỷ usd đến nay mới thực hiện được 8,1 tỷ usd. và điều gì đã xảy ra ở đằng sau con số quá chênh lệch đến 49 tỷ usd giữa đăng ký với thực hiện?

vui, buồn vốn fdi
tốc độ giải ngân các dự án fdi rất chậm

49 tỷ usd mà nhà đầu tư đã đăng ký, nhưng đến bao giờ thực hiện và thực hiện có đúng với số vốn đăng ký không thì chưa biết được, có thể 5 năm hay 7 năm… thực tế cho thấy, không ít dự án đến hơn 10 năm nay vẫn còn “bất động”. những dự án này cộng với 49 tỷ usd đăng ký để “giữ chỗ” từ đầu năm đến nay đã, đang và sẽ khiến biết bao nhiêu người nông dân mất đất canh tác, không có việc làm phải tha hương kiếm ăn nơi đô thị hay đến các kcn mà trong tay không có một nghề nghiệp nào… chưa nói đến sự lãng phí nguồn tài nguyên đất đai và làm bất ổn xã hội, con số 49 tỷ usd ấy còn là một cơ cấu đầu tư bất hợp lý sẽ dẫn đến nền kinh tế phát triển kém bền vững. các dự án thuộc lĩnh vực bất động sản (bđs) như: chung cư cao cấp, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, sân golf… được chú ý nhiều, còn lĩnh vực về nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm ít được đầu tư. theo số liệu công bố thì chỉ tính 8 tháng đầu năm 2008 vốn fdi đầu tư vào bđs chiếm 50% tổng số vốn đầu tư (47,2 tỷ usd). riêng ở tp.hcm vốn đầu tư này vào bđs chiếm tới 90% tổng vốn đầu tư (7,9 tỷ usd). nhiều dự án lớn đổ vào bđs như vậy, trong khi hiệu quả các dự án đầu tư chưa gắn liền với phát triển cơ sở hạ tầng của các ngành mũi nhọn mà chúng ta đang hướng tới như: công nghệ cao, công nghệ thông tin, lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục… một nghịch cảnh nữa là vốn fdi dồn dập đổ vào các chung cư cao cấp, nhưng lại không “mặn mà” gì với những căn nhà cho người thu nhập thấp. phó chủ tịch thường trực ubnd tp.hcm nguyễn thành tài cho biết: tp đang cần xây dựng 30.000 căn nhà cho người có thu nhập thấp và hàng chục ngàn mét vuông nhà ở xã hội, nhưng khả năng để thực hiện mục tiêu này vẫn còn bỏ ngỏ.

việc đầu tư vào những căn hộ cao cấp, sân golf, khách sạn… như vậy chỉ để phục vụ các “đại gia” còn đối với người nông dân, người nghèo sẽ được hưởng lợi gì? nông sản, thực phẩm của họ làm ra không tiêu thụ được: rau, quả nhiều phải để thối, thậm chí gần đây mía cũng phải chặt bỏ, sữa bò đổ đi… vì ít có cơ sở chế biến để xuất khẩu. nhiều người nghèo còn ở nhà tạm bợ, dột nát; 1/3 trong tổng số 2 triệu cán bộ, công chức không có nhà ở, phải đi thuê hoặc ở nhờ… cũng chỉ biết “ngắm nhìn” những căn hộ cao cấp đang mọc lên từng ngày mà họ không hề có cả trong mơ.

vậy tại sao vốn fdi lại đổ vào các dự án bđs nhiều như vậy? bởi vì các nhà đầu tư nước ngoài đã thấy được lợi nhuận lớn mà dn việt nam không đủ sức thực hiện. theo khảo sát thì nhu cầu của xã hội về thuê, mua bđs tại việt nam ngày càng gia tăng, nhưng nguồn cung lại đang trở nên khan hiếm. tp.hcm đã trở thành thị trường địa ốc sôi động nhất nước với số lượng bán lẻ 150 nghìn m2 sàn xây dựng tại 15 trung tâm và khu thương mại, so với nhu cầu thực tế thì còn rất ít. cả tp chỉ có 3.000 căn hộ dịch vụ, trong khi số lượng người nước ngoài là đối tượng chính của loại hàng hóa này lên đến hơn 50 nghìn người. ngoài ra, tp.hcm mới có 6.950 phòng khách sạn từ 3 – 5 sao sẽ không thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. nếu như 7 tháng đầu năm 2007, tp đón gần 320 nghìn du khách thì trong 6 tháng đầu năm nay, lượng du khách đến đây đã lên tới gần 2,3 triệu lượt người.

chỉ tính riêng quỹ đầu tư bđs vina capital, (thuộc tập đoàn vina capital) đã đầu tư hơn 1 tỷ usd vào bđs với 15 dự án đang được triển khai ở việt nam, bao gồm: 7 khách sạn từ 4 – 5 sao, 3 resort, hơn 1,5 triệu m2 sàn chung cư cao cấp và cao ốc văn phòng. sự hấp dẫn thể hiện rất rõ qua giá trị tài sản ròng mà tập đoàn này thu được tính đến 30/6/2008 tăng thêm đến 25,4%. một điều đáng buồn ở đây là các nguồn lợi từ đầu tư vào bđs ấy lại cứ “đội nón ra đi” mà dn trong nước không giữ được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *