Thân phận hàng rong

ngày 9/1/2008, ubnd tp hà nội ban hành quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong. lệnh cấm được ban ra đã trả người nông dân về với ruộng đất. nhưng sự thúc ép của nhu cầu mưu sinh vẫn khiến họ len lỏi trở lại bằng nhiều cách khác nhau.

thân phận hàng rong
nhọc nhằn mưu sinh

cuộc đời bên gánh hàng rong

phần lớn họ đến từ khu vực nông thôn với phương tiện kiếm sống là đôi quang gánh, chiếc xe đạp, xe đẩy, đôi khi chỉ là chiếc mẹt, cái thúng. họ đi bán hàng rong cũng vì những lý do rất khác nhau: vì thu nhập ở nông thôn thấp, không có công ăn việc làm, vì thiếu đất, mất nghề truyền thống… làm nghề bán hàng rong, thường họ phải dậy rất sớm từ 3 – 4 giờ, 5 – 6 giờ đi bán, đến 7 – 8 giờ tối mới về. số tiền kiếm được không nhiều nên “buổi trưa thì đi ăn ngoài đường ngoài chợ, vớ gì ăn nấy, năm nghìn một bữa”- chị nguyễn thị hồng (nghĩa hưng, nam định) cho biết. đêm đến, họ chỉ dám nghỉ trong những ngôi nhà tối tăm, chật chội và ẩm thấp. với số tiền ít ỏi kiếm được, họ cố gắng sống tằn tiện để dành tiền gửi về nhà nuôi con ăn học.

và những nỗi ám ảnh

sau khi lệnh cấm ban ra, nhiều người trở về quê nhưng cũng không ít người trụ lại vì “về quê chẳng biết làm gì ra tiền”. và cuộc sống mưu sinh của những gánh hàng rong trở thành cuộc “đuổi – chạy – đuổi”.  chị nguyễn thị dung, 58 tuổi (kim động, hưng yên) chuyên bán rau cho biết: ngồi bán thế này nhưng mắt vẫn phải căng ra nhìn công an đấy. một ngày bọn tôi chạy không biết bao nhiêu lần. đuổi thì chạy, khi nào họ đi thì mình về chỗ cũ ngồi. nếu bị bắt thì lại mất bốn năm chục nộp phạt, coi như ngày hôm ấy đi không”.

không chỉ lo lắng bị đuổi, họ còn lo bị người dân mắng vì bán hàng cồng kềnh, vào ngõ nhỏ dễ bị người ta chửi vì vướng đường. chị nguyễn thị hảo (đan phượng, hà nội) bùi ngùi tâm sự: đi bán hàng gặp đủ người, có người thật tốt vì họ cảm thông, nhưng cũng có người hay quát, đến đứa trẻ con cũng quát được.

lo cho tương lai

những người bán hàng rong không ai mong muốn mình sẽ theo nghề này, nhưng khi có lệnh cấm, họ cũng không định hướng được mai đây sẽ làm gì những lúc nông nhàn. có người quay về với ruộng vườn mặc dù biết là thu nhập từ làm ruộng sẽ thấp. những người không còn đất thì cố bám trụ lại. mong muốn lớn nhất của họ là có chút thu nhập thêm để lo cho con cái được học hành, có nghề nghiệp, không phải đối mặt với cuộc sống vất vả như cha mẹ chúng. vì thế, biết là bị cấm nhưng nhiều người vẫn tiếp tục rong ruổi với gánh hàng rong, nếu bị đuổi thì chạy. bản thân họ cũng nhận thức được việc mình đang làm sẽ “gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị” nhưng “vì cuộc sống gia đình nên vẫn phải đi bán hàng. so với nghề làm vườn, nghề bán hàng rong cho thu nhập khá hơn” – chị lê thị biển (phú thượng, tây hồ) tâm sự.

vì cuộc sống mưu sinh, những người như chị biển, chị dung vẫn tiếp tục bám trụ với gánh hàng, mặc cho cuộc đuổi – chạy – đuổi vẫn diễn ra hàng ngày trên phố phường hà nội.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *