Thời gian qua, tình hình khai thác cát tại ĐBSCL đang diễn ra rầm rộ, làm thay đổi dòng chảy, gây sạt lở hai bờ sông, môi trường sinh thái bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhận thấy nhu cầu nhập khẩu cát từ Singapore rất lớn, cho lợi nhuận cao, không ít doanh nghiệp đang lợi dụng kẽ hở trong chính sách của Nhà nước để trục lợi.
Lợi dụng kẽ hở của chính sách để trục lợi Kể từ tháng 5/2009, khi Camphuchia quyết định đóng cửa mỏ, không cho xuất khẩu cát thì tình trạng khai thác cát trên sông Tiền và sông Hậu lại càng rầm rộ, mỗi ngày có đến cả trăm sáng cạp, sà lan hoạt động, neo đậu dầy đặc ở các cảng Trà Nóc, Cái Cui chờ ăn hàng. Theo dự báo của các ngành chức năng, với đà xuất khẩu cát như hiện nay, năm 2009 lượng cát xuất khẩu có thể lên đến 10 triệu tấn. Theo một số chủ doanh nghiệp đang khai thác cát tại ĐBSCL, trước khi Campuchia đóng của mỏ thì giá cát không biến động lớn chỉ vào khoảng 15 – 17 nghìn đồng/m3, nhưng hiện nay giá cát sang tại ghe đã tăng vọt lên 25 – 30 nghìn đồng/m3. Mặc dù ngày 2/10/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 29 về việc tiếp tục tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông. Nhưng dường như tình trạng khai thác cát theo kiểu huỷ diệt, tận thu ở nhiều địa phương vẫn không thay đổi. Tại khoản 5 của Chỉ thị này đã nêu rõ: “Trước mắt tạm dừng việc xuất khẩu cát, sỏi xây dựng bao gồm cát, sỏi lòng sông và cát biển. Đối với các hợp đồng xuất khẩu cát, sỏi xây dựng đã được ký trước ngày 30/11/2008 thì vẫn được thực hiện cho đến kết thúc hợp đồng”. Trước lợi nhuận khổng lồ từ việc xuất khẩu cát như hiện nay và nhận thấy nhu cầu cát ở Singapore còn rất lớn nên các doanh nghiệp xuất khẩu cát đã nghĩ ra cách “lách luật”. DN xuất khẩu cát thống nhất với đối tác nước ngoài ký hợp đồng xuất khẩu lùi lại trước ngày 31/11/2008. Mỗi hợp đồng xuất khẩu đã ký có khối lượng lên cả chục triệu tấn. Riêng tại Cần Thơ cả năm 2008 chỉ xuất khẩu khoảng 1,1 triệu tấn cát nhưng 6 tháng đầu năm 2009 đã xuất khẩu gần 7 triệu tấn.
Tăng cường các giải pháp để quản lý Trước diễn biến này, Bộ Xây dựng đã có Văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngừng xuất khẩu, cát sỏi xây dựng. Để quản lý và giám sát chặt chẽ tình trạng khai thác, xuất khẩu cát, sỏi xây dựng và bình ổn giá cả thị trường cát xây dựng trong khu vực, Bộ Xây dựng đã đề xuất và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giới hạn thời gian thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, cát, sỏi xây dựng đã ký (theo Thông tư số 02/2006/TT-BCN ngày 14/4/2006 của Bộ Công nghiệp, nay là Bộ Công Thương và theo Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg ngày 2/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ) đến hết ngày 31/10/2009. Sau thời gian này, tất cả các hoạt động xuất khẩu cát, sỏi xây dựng đều phải tạm ngừng. Có thể nói đây là một biện pháp hết sức cần thiết trong thời điểm hiện nay, nhằm ngăn chặn tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của chính sách để xuất khẩu cát xây dựng. Một số chuyên gia cho rằng, Chính phủ nên ban hành một Chỉ thị mới yêu cầu tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc TW điều tra, đánh giá, cân đối lại cung – cầu cát xây dựng của địa phương đến năm 2015 và có tầm nhìn đến năm 2020, trên cơ sở lập quy hoạch sử dụng cát xây dựng của từng địa phương; phải có các giải pháp, chế tài để quản lý việc khai thác cát xây dựng. Có như vậy, các doanh nghiệp tham gia vào việc khai thác, xuất khẩu cát xây dựng mới không dám lách luật để trục lợi, tình trạng khai thác cát trái phép, không phép dần dần bị xoá bỏ. Ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ VLXD (Bộ Xây dựng): Nếu tính tổng trữ lượng cát các mỏ hiện có là hàng tỷ m3 và cộng thêm bồi lắng hàng năm từ 311 đến 415 triệu m3 thì nguồn cát xây dựng của Việt Hiện Bộ Xây dựng đã đề xuất với Chính phủ cho lập quy hoạch cân đối cung – cầu sử dụng cát, sỏi của từng địa phương. Việc tạm dừng xuất khẩu cát, sỏi xây dựng vào thời điểm hiện nay là biện pháp cần thiết. |