Hỗ trợ bao nhiêu khi di chuyển?












KTĐT – Theo Điều 38 của QĐ 108 quy định: Hỗ trợ di chuyển chỗ ở: Chủ sử dụng nhà ở, đất ở thực tế đang ăn ở tại nơi thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ 3 triệu đồng/chủ sử dụng nhà ở, đất ở đối với trường hợp di chuyển chỗ ở trong phạm vi thành phố; 5 triệu đồng/chủ sử dụng nhà ở, đất ởđối với trường hợp di chuyển chỗ ở về tỉnh, thành phố khác.


Trường hợp đủ điều kiện được bố trí tái định cư mà tự nguyện bàn giao mặt bằng và tự lo nơi ở tạm cư thì còn được bổ sung hỗ trợ di chuyển chỗ ở tạm 3 triệu đồng/chủ sử dụng nhà ở, đất ở.



Hỗ trợ thuê nhà tạm cư: Chủsử dụng nhà ở, đất ở bị thu hồi được tiêu chuẩn tái định cư nhưng chủ đầu tư chưa kịp bố trí vào khu tái định cư theo quy định hoặc vào quỹ nhà tạm cư trung chuyển của Thành phố, nếu tự nguyện bàn giao mặt bằng đúng tiến độ và tự lo tạm cư thì được hỗ trợ tiền thuê nhà tạm cư 500.000đ/nhân khẩu thực tế ăn ở tại nơi thu hồi đất/tháng hoặc 1.000.000đ/hộ độc thân/tháng, nhưng mức hỗ trợ không quá 3.000.000đ/hộ gia đình/ tháng.



Thời gian hỗ trợ tính từ khi bàn giao mặt bằng đến khi có thông báo nhận nhà tái định cư (trường hợp được mua nhà tái định cư); tính từ khi bàn giao mặt bằng đến khi có thông báo nhận đất tái định cư cộng thêm 6 tháng để xây nhà (trường hợp được giao đất tái định cư).



Trường hợp bị thu hồi một phần đất ở màchủ sử dụng nhà ở, đất ở không được tiêu chuẩn tái định cư nhưng thực tếbị phá dỡ toàn bộ hoặc một phần nhàở, nếubàn giao mặt bằng đúng tiến độ thìcũng được hỗ trợ tiền thuê nhà tạm theo mức trên trong 6 tháng (đối với trường hợp bị phá dỡ toàn bộ nhà ở) và 3 tháng (đối với trường hợp bị phá dỡ một phần nhà ở).



Chỉ được hỗ trợ ổn định đời sống một lần



Về chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất, theo Điều 39: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp (kể cả đất vườn, ao và đất nông nghiệp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 13 bản quy định này) thì được hỗ trợ ổn định đời sống theo quy định sau đây: Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở. Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sửdụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở. Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu quy định tại các điểm a và b khoản này được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong một tháng theo thời giátrung bình ở Hà Nội tại thời điểm hỗtrợ do Sở Tài chính công bố.



Điểm đáng chú ý là hộ gia đình, cá nhân chỉ được hỗ trợ theo quy định này một lần, sau này khi Nhà nước tiếp tục thu hồi đất không được hưởng khoản hỗ trợ này nữa.



Học nghề được hỗ trợ tối đa không quá 6 triệu đồng



Về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất thì UBND TP quy định: Hộgia đình, cá nhân đã được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng một trong các hình thức: bằng tiền một lần, đăng ký mua căn hộ chung cư, đăng ký được giao đất và đã được UBND cấp huyện xét duyệt theo quy định tại Quyết định số 33/2008/QĐ-UBND ngày 09/6/2008 và Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND TP Hà Nội; hộ gia đình, cá nhân đã được xét giao đất đủ định mức diện tích tối đa theo quy định tại Quyết định số 1098/QĐ-UB ngày 28/6/2007 của UBND tỉnh Hà Tây; hộ gia đình, cá nhân đã được xét giao đất hoặc hỗ trợ bằng tiền đủ định mức diện tích tối đa theo quy định tại Quyết định số 11/2008/QĐ-UBND ngày 04/02/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc thì không được hỗ trợ bằng tiền để chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm nêu trên.



Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hà Tây (trước đây) và huyện Mê Linh đã được giao đất (đất dịch vụ, đất ở) nhưng chưa đủ hạn mức quy định thì được hỗ trợ bổ sung bằng tiền để chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng 3,5 lần giá đất nông nghiệp quy định đối với diện tích đất nông nghiệp thực tế bị thu hồi nhưng tối đa không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.



Người trong độ tuổi lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều này, có nhu cầu được học nghề thì được hỗ trợ 1 lần kinh phí để học một nghề bằng hình thức cấp thẻ học nghề (không chi trả trực tiếp bằng tiền cho người lao động); mức hỗ trợ tối đa không quá 6 triệu đồng/thẻ.



UBND cấp huyện phê duyệt kinh phí hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề đồng thời cùng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; mức phê duyệt bằng 6 triệu đồng/thẻ và chuyển về quỹ hỗ trợ của Thành phố (qua Sở Lao động Thương binh và Xã hội) để được cấp thẻ học nghề cho người lao động.


Thu hồi nhà sở hữu Nhà nước, hỗ trợ di chuyển chỗ ở 3 triệu đồng/hộ



Hỗ trợ người đang thuê nhàở không thuộc sở hữu Nhà nước được thực hiện Điều 30 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP. Theo đó, hộgia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, đang thuê nhà và có hợp đồng thuê nhà để ở theo đúng quy định của pháp luật trước thời điểm thông báo thu hồi đất theo quy định (được UBND cấp xã xác nhận) mà người cho thuê có thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi cho thuê nhà, khi bị thu hồi đất, phải phá dỡ nhà ở và phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ di chuyển chỗ ở 3 triệu đồng/hộ gia đình và hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 03 tháng với mức hỗ trợ 30kg gạo/nhân khẩu/tháng.



(Còn nữa)


 



N.K

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *