ngày 3/11, tại hà nội, trong cuộc họp bàn giải pháp đối phó với tình trạng mưa lũ với các bộ, ban, ngành có liên quan, ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương nhận định: tình hình mưa lũ vẫn còn diễn biến phức tạp nên cần tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống, khắc phục hậu quả, đặc biệt các tỉnh khu vực bắc trung bộ. đối với vùng ngập úng cần hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc men, hóa chất khử trùng. ở những nơi nước đã rút, tập trung vệ sinh, xử lý môi trường đề phòng dịch bệnh và đảm bảo nước sinh hoạt. các địa phương cần giải quyết ngay việc trợ cấp xã hội với các đối tượng bị ảnh hưởng thiên tai theo quy định, đồng thời thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng những vị trí còn bị ngập, hướng dẫn người và phương tiện đi lại tránh ùn tắc, tránh tai nạn đáng tiếc. cần hỗ trợ nhân dân khôi phục sửa chữa nhà bị hư hỏng do lũ, lụt; đồng thời kiểm tra, xác định và có biện pháp hỗ trợ về vốn, giống để phục hồi sản xuất vụ đông. các đơn vị cũng cần kịp thời sửa chữa, khôi phục những hư hỏng của các công trình giao thông, thủy lợi, các công trình cơ sở hạ tầng và các công trình phục vụ công cộng để phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
theo thống kê sơ bộ, tính đến 5 giờ ngày 3/11, mưa lũ đã làm 64 người chết và mất tích. cụ thể: hà nội có 18 người tử vong, hà tĩnh 17 người, bắc giang 3 người, hòa bình 2 người, nghệ an 9 người, thái nguyên 2 người, vĩnh phúc 4 người, phú thọ 1 người, ninh bình 1 người, quảng bình 1 người và hà nam 1 người. năm người mất tích thuộc các tỉnh lạng sơn, thái nguyên, hòa bình, thanh hóa và hà tĩnh. ngoài ra, mưa lũ còn làm sập, trôi 99 căn nhà và hư hỏng trên 100.000 căn nhà khác. diện tích hoa màu và lúa bị ngập úng là 241.118 ha; diện tích thủy sản bị ngập: 25.456 ha. số cầu cống nhỏ nội đồng bị hư hại: 457 cái; công trình thủy lợi nhỏ, đập tạm bị hư hỏng: 130 cái; đê nội đồng, kênh mương hư hỏng: 168.617 m; đê nội đồng bị sạt lở khoảng 84.847 m3. có 168.451 mét đường giao thông nông thôn bị hư hỏng và khoảng gần
400.000 m3 đất đá bị sạt lở. hiện nay, đoàn công tác do trưởng ban cchỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương cao đức phát đang đi kiểm tra, chỉ đạo các biện pháp tiêu chống ngập úng, khắc phục hậu quả tại thành phố hà nội, hưng yên. đoàn công tác do phó trưởng ban thường trực ban chỉ đạo đào xuân học đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống lũ sông hoàng long và khắc phục hậu quả tại vùng ngập lũ thuộc tỉnh ninh bình và hà nam. đoàn công tác do lãnh đạo văn phòng ban chỉ đạo và lãnh đạo cục thủy lợi đi tỉnh vĩnh phúc để cùng địa phương kiểm tra, đôn đốc việc cứu hộ đê nội đồng và công tác tiêu thoát úng, ngập và kiểm tra an toàn đập của hồ chứa nước.
bộ quốc phòng đang chỉ đạo các đơn vị quân đội tiếp tục duy trì lực lực lượng, phương tiện, chủ động phối hợp chặt chẽ với địa phương, xác định vùng trọng điểm, kiên quyết sơ tán, di dời nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm; sẵn sàng tham gia cứu hộ cứu nạn khi có tình huống. quân khu 2 đã điều động 600 cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang (500 bộ đội và 100 dân quân tự vệ) tham gia chống tràn đê nội đồng và sơ tán dân vùng ngập tại tỉnh vĩnh phúc. quân khu 3 điều động 860 lượt cán bộ, chiến sĩ cùng với lực lượng công an, dân quân tự vệ và lực lượng xung kích địa phương, 12 ô tô, 8 xuồng các loại tham gia hộ đê tràn lạc khoái, huyện gia viễn, tỉnh ninh bình. quân khu 1 và bộ đội biên phòng đã huy động trên 500 cán bộ, chiến sĩ cùng 9 xe ô tô tham gia hộ đê ở vùng đê bối xã vân hà, huyện việt yên, tỉnh bắc giang. bộ tư lệnh thủ đô tiếp tục duy trì 610 cán bộ, chiến sĩ tham gia bảo vệ trạm bơm yên sở, đê sông bùi, chương mỹ; hiện đã sơ tán được 555 hộ dân ở huyện ứng hòa đến nơi an toàn. bộ tư lệnh bộ đội biên phòng tiếp tục chỉ đạo các đơn vị biên phòng từ thanh hóa đến quảng trị duy trì gần 600 cán bộ, chiến sỹ và 25 phương tiện các loại tham gia cùng chính quyền địa phương xử lý các tình huống lũ lụt trên địa bàn.
các địa phương hiện đã triển khai việc chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp trực tiếp xuống địa bàn để chỉ đạo các biện pháp chống lũ, chống ngập úng. các tỉnh tiếp tục tìm kiếm người mất tích, tổ chức mai táng người thiệt mạng và hỗ trợ theo quy định hiện hành. hỗ trợ lương thực và các nhu yếu phẩm cần thiết cho các hộ dân bị ngập lụt. triển khai vệ sinh môi trường ở nơi nước rút, phòng, chống dịch bệnh trong vùng ngập lũ và chuẩn bị phương án phát triển sản xuất sau khi nước rút.
thành phố hà nội đã có công điện gửi các ban, ngành và quận, huyện triển khai công tác chống úng và đảm bảo an toàn các hồ chứa trên địa bàn thành phố. đồng thời triển khai các hoạt động phòng, chống ngập úng. ngừng bơm tiêu nước vào sông nhuệ và sông duy tiên. vận hành 74 trạm với 591 máy bơm các loại do các công ty khai thác công trình thủy lợi để tiêu vợi nước sông nhuệ ra sông hồng và sông đáy. vận hành liên tục 11 máy bơm của trạm bơm tiêu yên sở chống ngập cho thành phố hà nội. đồng thời tập trung nhân lực xử lý các trường hợp sạt lở, tràn đê các sông: tích, bùi, mỹ hà, nhuệ, duy tiên, đập hồ quan sơn đảm bảo an toàn công trình. huyện mỹ đức đã di chuyển 1.345 hộ dân vùng trũng lên vị trí cao đảm bảo an toàn cho người dân.
tỉnh ninh bình đã có công điện chỉ đạo các cấp, các ngành chủ động phòng chống mưa lũ. đồng thời triển khai các hoạt động phòng, chống ngập úng trên địa bàn. tăng cường cán bộ kỹ thuật cho huyện nho quan, gia viễn để đối phó với lũ sông hoàng long, trải bạt chống sóng trên phần mềm của các tràn đức long, gia tường và lạc khoái theo phương án phòng, chống lũ đã được duyệt. huy động 973 máy bơm và mở 39 cống tiêu để tiêu úng. ubnd huyện nho quan phát dự lệnh sơ tán dân ở khu vực đức long, gia tường, lạc vân. huy động lực lượng xung kích địa phương phối hợp với lực lượng vũ trang kết hợp với các phương tiện như ô tô, máy xúc để chống tràn tại huyện gia viễn. hiện tỉnh ninh bình đã cấp 1.000 thùng mỳ tôm, 200 thùng lương khô, 300 lít dầu hỏa cho huyện nho quan và gia viễn. sở y tế cử 4 tổ công tác xuống các xã vùng ngập lũ; cấp 31 cơ số thuốc gồm 26.000 gói thuốc ăn chân, 20.000 lọ thuốc tra mắt, 500 kg keo lọc nước, 100 kg bột và 100.000 viên cloramin b.
tỉnh vĩnh phúc đã điều động lực lượng xung kích của địa phương phối hợp với bộ đội tổ chức chống tràn các tuyến đê nội đồng, giúp dân sơ tán để đảm bảo an toàn. các tỉnh: bắc kạn, lạng sơn, bắc giang, phú thọ, tuyên quang, thanh hóa, nghệ an và hà tĩnh đã cử các đoàn công tác trực tiếp xuống địa bàn, cùng với địa phương chỉ đạo công tác ứng phó và khắc phục hậu quả mưa, lũ; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, đảm bảo an ninh, trật tự và tính mạng, tài sản của nhân dân vùng lũ và chuẩn bị phương án phát triển sản xuất sau lũ.
bà nguyễn lan châu, phó giám đốc trung tâm dự báo khí tượng và thủy văn trung ương cho biết: trong vài ngày tới các tỉnh thuộc khu vực bắc bộ vẫn có thể xảy ra mưa vừa đến mưa to (từ khoảng 30 – 50 mm) các tỉnh miền trung từ thanh hóa vào đến quảng bình có thể có mưa to đến rất to (khoảng 50 – 100 mm) do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh tăng cường. khu vực hà nội cũng sẽ xảy ra mưa, tuy nhiên hiện tượng mưa lớn sẽ khó có thể xảy ra. các tỉnh đồng bằng và trung du bắc bộ những ngày qua có mưa lớn, lượng mưa phổ biến từ 100 đến 300mm, một số nơi lượng mưa lớn hơn 350 mm. riêng một số nơi có lượng mưa kỷ lục là: hà đông (hà nội) 812 mm; đình lập (lạng sơn) 611 mm; hưng thi (hòa bình) 554 mm; vĩnh yên (vĩnh phúc) 526 mm; láng (hà nội) 568 mm; ba thá (hà nội) 585 mm. cần đề phòng lũ lớn, lũ quét trên các sông suối, sạt lở đất ở vùng núi và ngập lụt ở vùng trũng, đồng bằng các tỉnh từ thanh hóa đến nghệ an./.
|